Sunday, November 18, 2012

Tỷ lệ vàng

Bài viết đã lâu, đăng trên mail list của câu lạc bộ Ham Nhậu, hehe, nhưng hôm qua nhân hiểu lầm 1 câu hỏi của bạn Kiến Vịt, đành giữ lời hứa mà post lên đây, hi vọng đúng ý của bạn:

==========================

Trong lúc cả nước sục sôi khí thế rút tiền khỏi banking system để mua vàng, Eric xin góp vui với ngày hội non sông bằng 1 đề tài cũng Vàng, hehe nhưng nó lại là Vàng trong Khoa học, Nghệ thuật và tất nhiên cả Kinh doanh nữa. 

1. Euclide and tỷ lệ Vàng.

Trước hết, xin mời quý dzị quay lại thời kỳ trước công nguyên để gặp gỡ nhà toán học lừng danh Hy Lạp và tất nhiên cả thế giới so far. 

Ổng tên Euclide, phiên âm tiếng Ta là Ơ-clit, mà quý dzị đã biết tới qua các tiên đề và định lý trong hình học. 

Inline image 1
Euclide (330-275 trước Công nguyên)

Dưng hôm nay chúng ta sẽ làm quen với 1 khái niệm ít được nhắc đến của ông:Tỷ lệ Vàng (Golden Ratio), ổng phán: 

Nếu 2 đoạn thằng a, b được vẽ sao cho (a+b)/a = a/b thì tỷ lệ đó được gọi làTỷ lệ Vàng, và tỷ số trên được gọi là φ.
Inline image 1 
Inline image 3

Bọn đệ tử của ổng sau này dùng phương trình bậc 2 tính như sau: (a+b)/a = a/b = φ 
=> a= b*φ 
=> …. 
=> φ = (1+sqrt(5))/2 = 1,6180339887.....

Bình tĩnh chưa đến đoạn hay nhất, tạm chia tay ông Euclide ở đây.

2. Fibonacci chuỗi.

Tiếp theo, mời quý dzị tưởng nhớ lại chuỗi số Fibonacci, được đặt theo tên của người tìm ra, nó là dãy nài: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13,..  Quy luật của chuối số thì chắc quý dzị đã nhận ra, hehe.

Các bô lão biết tuốt sau đó phát hiện ra: lấy số (n+1) chia cho số n trong dãy trên, thì sẽ được 1 số hội tụ dần về một hằng số gọi là phi, tức là ông này này: φ và cũng là ông ở trên kia đấy: 1,618.. hehe, nhất lộc nhất phát, số đẹp hẩy? 

(chia ngược lại n/(n+1) cũng sẽ ra 1 hằng số khác: 0,618..., nhưng mạn ko bàn ở đây, nó dành cho các ông lướt sóng, oánh casino,.. vươn vươn tự tiềm hiểu)

Bắt đầu có chuyện từ đây, hehe. 

Làm tý chân dung cho các ổng đỡ ghen tị nhau trên Thiên đàng đã:

Inline image 2
Leonardo Fibonacci (1170-1250)

Các bạn già hói lập tức phát hiện ra điểm quan trọng này và thấy rằng, tất cả các hình ảnh, vật thể,.. nếu tuân theo Tỷ lệ Vàng này thì đẹp mắt, cuốn hút, ưa nhìn, thiện cảm, ... hehe.

Sau đây là màn múa minh hoạ:

- Một Ông Người được cho là cân đối nếu thoả mãn các tỷ lệ vàng:


- Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф 
- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = Ф 
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = Ф 
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = Ф 
- Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = Ф
- .... còn nhiều nữa, search đi quý dzị, hehe.

Tuy nhiên, Eric phải thừa nhận là đặc điểm này chỉ có ở bọn mọi rợ mắt xanh mũi lõ da trắng, chứ chủng tộc thượng đẳng da vàng mắt híp mũi tẹt chúng ta thì hình như không cần, khà khà.

Chúng ta nhẽ đang ở tỷ lệ chì hoặc đất sét! Xem thêm Ông nài:
Inline image 18
Tượng ông David - do cô Michelangelo nặn

- Cũng rất dễ tìm thấy trong tự nhiên việc áp dụng nghiêm ngặt các tỷ lệ này, ví dụ như Ông Ốc đây:

Inline image 5
Ổng được tự nhiên thiết kế tuân theo tỷ lệ Vàng dư thế nài:
Inline image 6

Tức là nối các đường tròn nội tiếp các hình vuông có độ dài cạnh là dãy số Fibonacci lại với nhau, sẽ ra hình xoắn ốc nhé, kinh chưa, hè hè.

- Và các Chị Hoa, Cô Lá này nữa:


Inline image 16
Inline image 17

- Hoặc như cô gì xinh xinh, do ông gì giỏi giỏi vẽ, hehe, Eric quên mất tên đây:

Inline image 7
Mona Lisa - painted by Leonardo da Vince

- Hoặc trong các công trình kiến trúc, từ cổ đại đến hiện đại:

Inline image 8
Đền cổ Hy Lạp


Nhà thờ Đức bà Paris

Inline image 11
Somewhere around the world

- Hoặc như sản phẩm thời thượng của ông bạn thân quá cố của Eric:

Inline image 12
Inline image 14
Inline image 13

Còn rất nhiều các ví dụ khác, dễ dàng tìm thấy trên Gúc, mời quý dzị, hehe.

3. Lửng luận (not Kết luận)

Túm lại, Tỷ lệ vàng là có thật, được ứng dụng rộng rãi và còn được gọi là tỷ lệ của Chúa (God's ratio - Nhìn vào tự nhiên sẽ thấy, kể cả Galaxy)

Hiểu về tỷ lệ này, nó giúp chúng  ta trả lời câu hỏi tại sao nhà của Ta xây lên, dù mắc tiền nhưng rất xấu xí và nhanh lỗi mốt, sản phẩm chúng ta làm ra, cả thế giới gần như không ai chấp nhận, hehe.

Các quý Anh Chị, từ khi còn chưa muộn, hãy cho con mình tiếp xúc với những khái niệm này, để từ nhỏ, những hình ảnh đẹp mắt, những tỷ lệ vô hình sẽ ăn sâu vào tâm trí của chúng, để lớn lên chúng thành những Ông Người có tỷ lệ Vàng về tư duy, góp phần tạo ra các giá trị Vàng, hehe. Sến quá, nhưng mà không sai phỏng các quý Anh Chị?

Bài này tạm dừng ở đây. Quý dzị nào muốn kiếm Vàng thật từ Vàng Tỷ lệ có thể tự Gúc thêm, không có cái gì miễn phí mà lại Ngon and Bổ được, hehe.

(Bọn đầu tư Chấng Khoán, Vàng và cả Gambling nó có hẳn bộ môn nghiên cứu và ứng dụng Fibonacci & Golden ratio đó, xin mời xơi mìn nào, hehe)

================================
Bonus tý Multimedia cho trực quan sinh động nhá:

Tuesday, June 26, 2012

Ông Đỉa

Vụ đỉa đoi đã nghe từ lâu, định mặc kệ thiên hạ nhưng hôm nay đọc trên FB thấy có anh chị nào đó trăn trở là làm sao tuyên truyền cho bà con nông dân sự thâm độc của Tàu, mình buộc phải viết bài này. Trước hết, muốn tuyên truyền cho ai cái gì thì phải hiểu về nó đã, còn ngu như ông Heo, hehe, xin lỗi ông Heo nha, thì tuyên truyền cho ai, cho ai?

Nguồn gốc:  Ông Đỉa, tên khoa học là Leech, thực ra đã được dùng để chữa bệnh từ cách đây khoảng 2,500 năm, bởi người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã. Ổng chữa bệnh thế nào? hehe, từ nguyên thuỷ thì ổng chỉ dùng để hút máu theo đúng bản năng của ổng thôi. Lưu ý thêm là kỹ thuật hút máu để chữa bệnh cũng đã có từ cách nay 2,500 năm rồi nhé, nhẽ nó giống thế này:
 

Và vì thế, Ông Đỉa aka Leech có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Anglo Saxon: Loece, hehe là cái gì? Là Chữa lành! Đơi, người xưa nuôi Ông Đỉa chữa bệnh dư thế lày lày:
 

Ngoài tác dụng hút máu độc, viêm nhiễm ở các vết thương, hút máu, dịch ởcác vết áp xe (abscess), ổng còn dùng để làm mau lành các vết mổ, ghép da,.. Gần đây, nước bọt của ổng còn được nghiên cứu để chế thuốc gây tê, vì hehe, thường ít ai biết mình bị đỉa cắn cho tới khi có người khác.

Và enzyme chiết suất từ ổng, được sử dụng làm thuốc trị chứng đông máu, các bạn China mua đỉa về để mần cái này xuất khẩu đấy. Thậm chí, ổng còn được dùng trong ngành công nghiệp thẩm mỹ, ổng hút bớt các dịch thể đen, tạo ra cân bằng dịch thể, nhằm giúp thể trạng khoẻ mạnh, vui tươi, ví dụ như chị Demi Moore này: 



Hehe, ảnh trên photoshop đới, nó chỉ mang tính minh hoạ nhưng không nhất thiết khác sự thật (Gúc đi) 

Ở Pháp, người ta đã phải nhập khẩu Ông Đỉa để dùng trong y học chữa bệnh từ những năm 18xx đây này:
 

Nhập khẩu 57 triệu Ông Đỉa trong năm 1832, trị giá 2,7 triệu France, hãi chưa? Chính xác là thèm chưa? 

 Ở Mỹ, đỉa được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện từ năm 1976 nhưng chính thức được Cơ quản quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) chấp thuận cho nhập khẩu như 1 loại Thiết Bị Y Tế. Hehe, oai không? 

 Và giá 1 Ông Đỉa tại Mỹ là $10 - $15/each nhá, thèm không? Không tin à? đây nài:http://www.leechesusa.com/prices_information.asp 

Đỉa, cũng như các phong trào trước đây, chả dụ ốc bươu, móng trâu, nhãn lồng, vải thiều, vươn vươn,.. đều là những vấn đề kinh tế thị trường thuần tuý, tức là Cung - Cầu. Chỉ có điều, đây là những sự vụ không được Định hướng, hehe, nên dân ta tự làm và tự chịu hậu quả. 

Một vấn đề tương tự đang xảy ra là gỗ sưa, hehe, nếu giờ cả nước đùng đùng nhồ xà cừ trồng xưa thì hehe, 10 (hoặc 20) năm nữa xin mời bán cho Maroc nhé. 

Ngay cả một số lĩnh vực có Định hướng, hehe, vẫn chết như thường, trong vòng 5-7 năm tới, sẽ có hàng chục ngàn em sinh viên ra trường nhưng không có việc làm, nhất là các ngành: Tài Chính - Ngân  Hàng, Quản trị Kinh doanh, hehe, xin chúc mừng! 

Dư vậy, muốn căm thù và trả thù ai, vì cái gì, hehe, cần dùng cái đầu tỉnh táo mà suy nghĩ xem ai mới là kẻ thù của ta!

====================================== 

 Bây giờ là bonus Ông Đỉa cứu người nhé:

Wednesday, April 4, 2012

IELTS - cơ bản Phần 3 (Writing)

Sau vài ngày nghỉ ngơi thư giãn ở tâm bão Pakhar , hôm nay mình tiếp tục với phần Writing.
Như đã giới thiệu ban đầu, Phần thi Writing bao gồm 2 bài, bạn có 20 phút cho Bài 1, mô tả tóm tắt lại 1 (hoặc nhiều) biểu đồ hoặc hình vẽ và 40 phút cho 1 bài luận bày tỏ quan điểm của bạn về 1 vẫn đề nào đó. Bài 1 yêu cầu bạn viết tối thiểu 150 từ, bài 2 là 250 từ.

Tip đầu tiên của mình là các bạn đừng cố viết dài hơn yêu cầu nhiều quá vì nó không giúp bạn được thêm điểm. Hãy viết khoảng 160 từ cho bài 1 và 270 từ cho bài 2. Tại sao? vì đôi khi có những giám khảo khó tính, họ sẽ không đếm những từ kiểu như: a, an, for, to, ... viết dài hơn 1 chút giúp bạn bổ sung sự thiếu hụt đó!

Đối với Bài 1, yêu cầu là tóm tắt lại thông tin từ biểu đồ, hình vẽ, hãy nhớ rằng bạn KHÔNG ĐƯỢC NÊU quan điểm cá nhân của bạn vào bài viết. Hãy mô tả trung thực những thông tin được cung cấp trên hình vẽ, biểu đồ. Đơn giản hơn, đừng bao giờ dùng: I, we, you,.. trong bài viết của bạn.

Về cấu trúc của Bài 1, mình có thể chia làm 3 phần cho đơn giản:
Phần 1 - Mở bài: Nêu tóm tắt thông tin cần truyền tải. Chỉ cần 2 câu và tránh tối đa việc lặp lại các câu từ đã được nêu trong đề bài.
Câu 1 thông thường có là: The chart shows number of...
Câu 2 sẽ là tổng quan về biểu đồ, ví dụ: It is clear to see that, the number of ... increased steady after some fluctuations.
Lưu ý là không cung cấp số liệu chi tiết ở phần Mở bài.
Ngoài ra, nếu là biểu đồ dạng so sánh, mình sẽ nhắc thêm bên dưới, thì câu mở đầu nên là: The chart compares ...
Câu 1 của phần này luôn chia ở thì hiện tại nhé!
Phần 2 - Thân bài: Bạn mô tả chi tiết thông tin của biểu đồ, hình vẽ. Lưu ý sự kết nối các câu trong bài để có được sự liền mạch.
Phần 3 - Kết luận: Bạn nêu kết luận, kết luận này phải trùng với ý bạn đã nhắc đến ở phần mở bài, nhưng dùng từ và cấu trúc câu khác đi.

Thông thường, trong Bài 1, để mô tả thông tin về biểu đồ, bạn phải học cách sử dụng đúng các động từ, tính từ, trạng từ liên quan

Tiếp theo, phải chắc chắn các bạn sử dụng đúng thì tương ứng, ví dụ biểu đồ cung cấp thông tin ở 1 thời điểm trong quá khứ, hãy nhớ chia trong quá khứ. Nếu là mô tả 1 quy trình, bạn có thể dùng thì hiện tại.
đến việc mô tả 1 xu hướng nào đó, ví dụ:
increase, raise, fall,.. mình sẽ không đi sâu vào phần này.

Lưu ý tiếp theo là trước khi viết, bạn phải chắc chắn hiểu được thông điệp cần phải truyền tải, Ví dụ, khi đề bài cung cấp 1 biểu đồ có 2 đường đồ thị, điều này có nghĩa là đây là 1 biểu đồ mang tính so sánh 2 đối tượng, do đó, thay vì mô tả thông tin về 2 đối tượng, hãy so sánh chúng! hãy sử dụng các cụm từ như: In contrast, On the other hand,.. để so sánh thông tin giữa các đối tượng.

Một lưu ý khác là các bạn tuyệt đối không được dùng: According to the chart.. vi according chỉ dùng khi bạn dẫn chiếu từ 1 người nào đó hoặc 1 bài báo nào đó (bên thứ 3), ở đây chúng ta mô tả chính các chart đó, vì vậy không dùng được According to..

Đối với Bài 2, để dễ hình dung, hãy coi bài viết của bạn như 1 chiếc bánh sandwich, gồm có: 2 lớp bánh mì, ở giữa có 1 lớp rau, 1 lớp thịt, 1 lớp bơ, 1 lớp pate,..
Nghĩa là, cấu trúc bài viết gồm có:
1. Mở bài (bánh mì)
2. Thân bài:
2.1 Argument 1 - Bơ
2.2 Argument 2 - Rau
2.3 Argument 3 - Thịt
2.4 ...
2.5...
3. Kết luận (bánh mì)

Phần mở bài, bạn hãy đưa ra 1 nút thắt, để phần Thân bài, bạn đưa ra các lý lẽ, kinh nghiệm của bản thân bạn và tháo nút thắt ở phần Kết luận.
Theo mình, bạn chỉ cần 4 arguments, mỗi argument bạn viết 3 câu là đủ cho phần này.
Hôm nay tạm ở đây đã, mình sẽ bổ sung thêm sau nhé.


Thursday, March 22, 2012

IELTS - cơ bản Phần 2 (Speaking)

Trước hết, xin nhắc lại là khi viết bài này, mình chưa biết điểm, có thể rất tệ nếu các bạn áp dụng theo đấy nhé :-))
Để tiếp tục, mình sẽ bắt đầu với phần Speaking, phần được coi là khó lấy điểm nhất trong 4 phần thi. Mình hy vọng rằng nếu hiểu về nó 1 cách đúng đắn, đây sẽ là phần gỡ điểm cho các phần còn lại.
Sau khi sưu tầm được khoảng 14GB sách về IELTS các loại, mình khai thật là chỉ đọc đc khoảng 1/100 số đó thôi và bắt đầu nhận ra là trước giờ hiểu sai về phần thi này.
Thứ nhất, các bạn phải hiểu rằng đây là phần thi Speaking. Theo từ điển Oxford, speak nghĩa là to talk to somebody about something hoặc to make a speech to an audience. Một cách rất rõ ràng, mình khẳng định, đây không phải là phần thi Answering.
Nếu bạn bước vào phòng thi với tâm lý chuẩn bị để trả lời các câu hỏi mà giám khảo đưa ra, khả năng bạn được điểm cao (ví dụ, 6 điểm, theo mình là cao) là rất khó. Hãy chuẩn bị để bước vào phòng thi và make a speech to the examniner! Hãy coi câu hỏi của giám khảo đưa ra là 1 gợi ý để ta nói về nó. Hãy nói về đề tài chứ không phải trả lời câu hỏi của ổng. Bỏ qua ông giám khảo đi (lát ta sẽ nói về ổng sau) Đó là lời khuyên của mình! Hơi bị khó nhưng, như 1 vĩ nhân nào đó đã nói: Muốn cao danh vọng phải dày gian nan! :-D

Trước khi tiếp tục, hãy xem xét đoạn hội thoại sau:
- Do you like animal?
- Yes, I like animal!

Đơn giản nhất, hãy hình dung ra buổi phỏng vấn, bạn là giám khảo, nếu phải cho điểm, bạn sẽ cho câu trả lời trên mấy điểm? Theo sách Tây mình đọc được, câu trả lời trên không được cao hơn 5 điểm.

Vậy làm thế nào để được 6 điểm hoặc cao hơn? Bí quyết là đây, thay vì trả lời câu hỏi trên, bạn nên áp dụng công thức: MAKE A SPEECH ABOUT ANIMAL! Hãy coi câu hỏi của giám khảo là 1 lời gợi ý để giúp bạn make a speech about animal và cái mà ổng giám khảo quan tâm không phải là việc bạn có thích animal hay không mà là bạn sẽ sử dụng tiếng Anh để nói về animal như thế nào!

Đây là 1 ví dụ về 1 câu trả lời tốt:
- Do you like animal?
- Well, to be quite honest, I'm very keen on animals and to be more precise, I suppose I would say I'm really enthusiastic about dogs. I guess the reason why I'm a fan of dogs is because I adore their loyalty and companionship. In addition to dogs I suppose I'm also pretty passionate about elephants which are very friendly and helpful in our country.

Đến đây, hy vọng các bạn nhận ra được thế nào là SPEAKING.

Bonus tips:
1. Không được sử dụng câu hỏi để tạo nên câu trả lời, như ví dụ trên, I like animal, bạn đã dùng đến 2/3 resource từ câu hỏi để cấu thành nên câu trả lời.
2. Sử dụng các từ đồng nghĩa (like = keen on = enthusiastic = passionate=...)
3. Sử dụng cấu trúc câu phức tạp. barem điểm của ILETS đánh giá cao những câu trả lời có cấu trúc phức tạp, ví dụ: I guess the reason why... is because...
4. Sử dụng sự kết nối: In addition to dogs....

Phần này tạm thế đã nhé.
===============================
SPEAKING PART II:

Trên đây là một số tips cho Speaking phần I: Giới thiệu về bản thân. Sang phần II, bạn sẽ được trao 1 tấm card, trong đó có gợi ý về các đề tài, ví dụ như dưới đây:

Describe an animal that can be found in your country.
You should say:
What type of animal it is
Where it can be found
Whether you have seen it
What other people think of this animal

Để thực hiện phần thi này, điều đầu tiên bạn cần nhớ là Giám khảo không quan tâm đến câu trả lời thực sự của bạn, cụ thể hơn, họ không quan tâm đến content mà quan tâm đến cách bạn trả lời câu hỏi: bạn sử dụng cấu trúc câu nào? chia động từ ở thì nào? vốn từ vựng của bạn ra sao?... Và nên nhớ rằng đây vẫn là phần thi SPEAKING, nghĩa là bạn phải MAKE A SPEECH chứ không phải trả lời các câu hỏi. Vì vậy, bạn hãy sử dụng các gợi ý trên, để dàn ý cho bài SPEECH của bạn. Bạn có 1 phút để thực hiện công việc này. Trong kỳ thi, Giám khảo sẽ nhắc bạn khi hết thời gian 1 phút này, vì vậy, hãy thực hành càng nhiều càng tốt để tăng khả năng phản xạ, tư duy, dàn ý,. của bạn khi nhìn thấy 1 đề tài.

Quay trở lại ví dụ trên, nếu không luyện tập, đa phần các bạn sẽ sử dụng 1 phút không hiệu quả bằng cách: hoặc là chép lại 1 câu mà mình tâm đắc trong đầu, hoặc là các ý tưởng rời rạc. Theo sách Tây mình đọc được, các bạn nên sử dụng 1 phút quý báu đó vào các công việc sau:
1. Xác định chủ thể của đề tài, ví dụ, bạn có thể nói về Cá mập (cho dù nước bạn không có và bạn chỉ nhìn thấy trên TV). Bạn chỉ cần note: SHARK trên giấy.
2. Xác định cấu trúc ngữ pháp bạn sẽ sử dụng trong bài thuyết trình. Ví dụ: Past + Present + Conditional tense.
3. Một số từ vựng "lạ" mà bạn có, càng có nhiều từ "lạ", bạn càng có nhiều cơ hội đạt điểm cao.

Như vậy, note của bạn sẽ rất đơn giản, và thực sự là trong kỳ thi ngày 17/3 vừa qua, mình thực hiện note chưa đến 1 phút.
Nhưng tiếp theo là làm gì với cái note nghèo nàn đó?
Bạn sẽ ghép cấu trúc ngữ pháp bạn vừa note với các gợi ý trên tấm card một cách đơn giản là nói theo 4 gợi ý:
1. What type of animal it is
2. Where it can be found
3. Whether you have seen it
4. What other people think of this animal
Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn là bạn đã luyện tập thành thạo SPEAKING PART I nói trên vì chúng ta sẽ sử dụng lại phương pháp đó trong phần này, nghĩa là: Sử dụng cấu trúc câu phức tạp, sử dụng các cấu trúc liên kết, sự dụng từ hiếm, lạ. Hãy xem câu trả lời dưới đây:

Well, to begin with in reply to initial point of what type of animal it is and the one I'd pick is the shark. Actually there are several types of shark, but the one I would like to talk about is white shark. (thực ra mình có biết khỉ gì về cá mập đâu, nhưng mà kệ)
Now concerning the matter of where it can be found, and I ought to stress here is that because it is an endangered species it lives mostly in oceans although it is also possible to see them in water zoos around the world.
Moving onto the next point of whether I have seen it, I suppose I should underline the fact that I visited Water park in Nha trang 2 years ago while I was travelling my family. It was actually a excited tour because my kids were enthusiastic about the real shark not a movie shark.
As final point if time permits, I'd like to bring point of what other people think of this animal. I guess that most even though Vietnamese people feel scare towards the sharks because they are dangerous but we still think about how to protect them

Các dòng chữ bôi đen trên là minh chứng cho công thức mình áp dụng nhé: sử dụng các cấu trúc kết nối, áp vào các gợi ý trên tấm card, sử dụng các cấu trúc câu phức tạp (is that, because, while,..)

Cuối cùng, công thức cho phần này sẽ là:
Linking phrase + Prompt + linking phrase + details + connective...
Bạn chỉ cần lặp lại cấu trúc này cho 4 gợi ý trên card là dư 1 phút cho bài diễn thuyêt của bạn. Vấn đề là phải luyện tập chăm chỉ.
Một số phrases có thể sử dụng cho công thức trên:
1. Openning phrases: Bạn lưu ý luôn có openning phrase trong bất kỳ phần nào nhé:
Well, to be honest,..
Well, actually,..
Sure, obviously,..
Well, certainly,..
... và bất cứ phrase nào bạn quen dùng.

2. Linking phrases:

I guess I could begin by saying...
So to begin with...
So, to start, I will talk about
OK, so my first point here would obviously be...
....
Going to my next point which is ...
Now concerning the matter of ...
Moving forward onto the area of ...
...
Finally then,
To end with
As a final point...
Quay trở lại ví dụ trên, hãy xem câu này:

Moving onto the next point of whether I have seen it, I suppose I should underline the fact that I visited Water park in Nha trang 2 years ago while I was travelling my family.

Đây là ví dụ điển hình cho công thức trên, rất dể hiểu phải không?

Sau khi bạn đã luyện tập tốt phần 1 và phần 2 rồi, phần 3 sẽ không còn là khó khăn nữa.

Điều cuối cùng mình muốn nói là đây là phần thi SPEAKING, nên giám khảo sẽ chấm cả verbalnon-verbal nhé. Vì vậy, đừng nói như cái máy, có thể hơi khoa tay 1 chút, lắc đầu 1 chút, nhíu mày 1 chút, cười 1 chút, ... Hãy nói chuyện thật tự nhiên, để cho dù bạn có thể hơi hụt phần verbal thì phần non-verbal sẽ gỡ lại được 1 chút ít.

Phần SPEAKING tạm dừng ở đây, bài sau mình sẽ move sang bài LISTENING.

Toàn bộ phần SPEAKING này mình dựa trên cuốn Speaking IELTS của Mat Clark, các bạn có thể search trên mạng để đọc toàn văn nhé, hoặc email cho mình ^_^

IELTS - cơ bản Phần 1

Sau 1 thời gian dài tập trung vào theo dõi Tam bank phân tranh với lại luyện thi IETLS, mình quay trở lại bắt đầu bằng 1 số kinh nghiệm về IELTS. Đến thời điểm viết bài này, vẫn chưa có kết quả thi nhưng trộm nghĩ cứ note lại, nhỡ mà đủ điểm rồi thì sẽ nhanh quên lắm mà nếu điểm ko đạt yêu cầu thì coi như có chỗ mà đọc lại.

Thứ Nhất, không định nghĩa lại IELTS nữa, độc giả tự tìm hiểu :-D
Thứ Hai, Cần phải biết thang điểm của IELTS (tiếng Tây gọi là score band, thô dịch là dải điểm, ví dụ phần listening, có 40 câu, bạn trả lời được 23-25 câu đúng thì bạn được score band là 6. Để biết thêm chi tiết về score band xin xem ở đây: http://www.examenglish.com/IELTS/IELTS_Band_Score_Calculator.html

Thứ Ba, Bài thi IELTS có 4 phần, mỗi phần được thực hiện độc lập, làm xong phần nào thu bài phần đó rồi mới làm phần tiếp theo. Không biết thế giới thế nào chứ đợt thi của mình ngày 17/3/2012 có cấu trúc như sau:
1. Nghe: 30 phút + 10 phút transfer (giải thích sau)
2. Đọc: 60 phút
3. Viết: 60 phút
4. Nói: 11-14 phút.

NGHE:

Gồm có 4 Sections, mỗi section 10 câu, bao gồm 2 nội dung chính: 2 sections liên quan đến Social needs, có thể hội thoại giữa 2 người hoặc độc thoại các vấn đề ví dụ như hỏi thông tin thuê phòng, thông tin về nhà hàng, thư viện,.. Phần này yêu cầu các bạn ghi chú lại được các thông tin quan trọng của đoạn hội thoại, liên quan đến Tên người, địa danh, thời gian, màu sắc,...
2 Sections còn lại liên quan đến Education & Training (1 bài hội thoại, 1 bài độc thoại) ví dụ như thảo luận nhóm về 1 đề tài được giao, giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài,.. Phần này các bạn phải hiểu được ý kiến của từng thành viên.
Kết thúc 30 phút nghe, bạn có thêm 10 phút để chép câu trả lời vào Answer sheet.

ĐỌC:

Phần này hơi khó để tóm tắt nhưng quan trọng nhất vẫn là kỹ năng Skimming. tức là nhận được đề, bạn đọc cái Title của bài trước, rồi lật sang trang có câu hỏi, đọc kỹ câu hỏi, tìm được keyword của câu hỏi đó rồi quay về skimming bài reading. Bạn ko có đủ thời gian để đọc và hiểu toàn bộ bài viết, do vậy, hãy scan bài để tìm thấy keyword của câu hỏi và tìm ra câu trả lời.
Đáng lưu ý trong phần reading này là câu hỏi dạng TRUE/FALSE/NOT GIVEN. Sẽ bài về tip trong bài sau nhưng tip quan trọng nhất vẫn là phải luyện tập.
Phần thi này có 60 phút cho 3 bài đọc với tổng cộng 40 câu hỏi.

VIẾT:

Phần này là phần dễ ăn điểm nhất đối với thí sinh Việt nam vì đa phần chúng ta được học viết nhiều hơn học nghe và nói. Thế mạnh của học sinh Việt là ngữ pháp, vì vậy hãy tận dụng nó.
Phần này bạn có 60 phút cho 2 bài viết.
Bài Viết I bạn có 20 phút để hoàn thành 1 summary tối thiểu 150 từ. Các đề tài liên quan đến phần này là hãy tóm tắt thông tin từ 1 "hình vẽ" cho sẵn. "Hình vẽ" có thể biểu đồ dạng bar chart, pie chart, line graph, hoặc quy trình thực hiện công việc hoặc hướng dẫn sử dụng 1 thiết bị nào đó.
Bài Viết II bạn có 40 phút để bày tỏ quan điểm của mình đến 1 vấn đề xã hội nào đó, dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân mình, ví dụ như mặt trái của WTO, vấn đề ô nhiễm môi trường, tác hại của game online, tính 2 mặt của truyền thông,...

NÓI:

Phần thi này có vẻ gây stress cho mọi người nhất. Nhưng theo mình mọi việc đều có thể làm được.
Thời gian cho phần thi này khoảng 11-14 phút, bao gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Những câu hỏi về bản thân, nơi ở, gia đình, sở thích,.. Phần này khoảng 4-5 phút. Số lượng câu hỏi tùy vào cách bạn trả lời như thế nào.
Phần 2: Bạn sẽ nhận được 1 đề tài, bạn có 1 phút để tóm tắt các ý cần nói và có khoảng 1-2 phút để nói.
Phần 3: Thảo luận, bạn và giám khảo sẽ thảo luận với nhau xung quanh các vấn đề mà thông thường là liên quan đến chủ đề bạn đã nói ở phần 2. Ví dụ phần 2 bạn được hỏi về các vấn đề của đô thị phát triển, thì phần 3 có thể bạn và giám khảo sẽ thảo luận xung quanh vấn đề kẹt xe.


Còn nữa, sẽ post tiếp các kinh nghiệm còi của mình. Nếu mình biết kết quả và nó không như mong muốn, các bạn nên tránh tips của mình đi ha :-))