Wednesday, June 22, 2011

Tạm biệt BRIC, Xin chào N-11


Ngày 18 tháng Sáu năm 2011 ( theo báo The Market Guardian, tái bản bởi Vietnamica.net) - Jim O’Neill, nhà phân tích tài ba của Goldman Sach, người đã xây dựng nên khái niệm “BRIC” các đây một thập kỷ, vừa đưa ra một khái niệm mới, hấp dẫn trong lĩnh vực đầu tư. Đó là “N-11”, viết tắt của “New-11”, một nhóm các thị trường mới nổi gần đây, những nước sẽ trở thành người kế thừa tốc độ tăng trưởng cao của nhóm BRIC (BRIC, viết tắt của Braxin, Russia, India, China – người dịch). Ý tưởng cơ bản là đón đầu làn sóng gia tăng GDP và thu nhập đầu người trên toàn cầu. Nhóm N-11” chia thành 4 nhóm con như sau:
  1. Thu nhập cao: Nam Hàn
  2. Thu nhập trên trung bình: Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ
  3. Thu nhập dưới trung binh: Ai Cập, Iran, Pakistan, Indonesia, Nigeria, Philipines
  4. Thu nhập thấp: Bangladesh, Việt Nam.
Jim đã xây dựng một loạt các chỉ số đo lường sự sự hấp dẫn của từng quốc gia, bao gồm mức độ thanh khoản của hệ thống tài chính, tiền gửi ngân hàng, tài sản ngân hàng trung ương, tín dụng tư nhân, mức độ vốn hóa thị trường chứng khoán, dư nợ tiền tệ, nợ công và tư, và với một số quốc gia là dòng viện trợ.

Xem đầy đủ 8 trang báo cáo của Golman Sachs bên dưới.

Leo thang tranh chấp Việt- Trung là “quá đắt” cho Trung Hoa

Nguồn: http://www.vietnamica.net/escalating-sino-vietnam-dispute-is-too-costly-for-china/

Ngày 17 tháng Sáu năm 2011 (Vietnamica.net) – Mặc cho việc gửi tàu tuần tra hàng hải tới Biển Đông vào ngày 16 tháng Sáu (địa danh do người dịch chuyển ngữ), Hồng Lỗi, người phát ngôn Trung Hoa vẫn xác nhận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không sử dụng vũ lực trong tranh chấp đang gia tăng với Việt Nam và 5 quốc gia và vùng lãnh thổ khác về chủ quyền không gian biển có giá trị. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng sự leo thang tranh chấp Việt – Trung này là “quá đắt”, IBT cho hay.

Nhiều ý kiến cho rằng, trữ lượng dầu của Biển Đông là nguyên nhân kích động Trung Hoa trở nên hung hăng hơn trên khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, người ta thực sự vẫn chưa biết được có bao nhiêu dầu và khí dưới đáy Biển Đông.

Một số nguồn tin từ Trung Hoa dự đoán có khoảng 200 tỷ thùng dầu, gần bằng 80% trực lượng dầu của Ả Rập Xê Út, nhưng các ý kiến khác lại cho rằng đó là con số phóng đại quá đáng. Thêm nữa, HIS Global Insight cho rằng việc khai thác dầu và khí ở Biển Đông là tốn kém bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là bão và thiếu hụt các dữ liệu thăm dò.

Mặt khác, Bắc Kinh có thể tính toán được con số mất mát khi đối mặt với Việt Nam trên biển ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Hoa thế nào. Theo sổ sách, giá này vào khoảng 12,7 tỷ Đô la Mỹ, bằng số lượng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Hoa năm 2010, theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam.

Về địa chính trị, DHVP Research cho rằng, các hành động quân sự gần đây của Trung Hoa là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này đang cố gắng thoát ra khỏi tình huống bị kìm hãm trong lục địa

Trong khi đó, Tiến sỹ Donald K. Emmerson, Giám đốc Diễn đàn Đông Nam Á tại Đại học Standford cho rằng, “Trung Hoa ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu từ Trung Đông. Những nhiên liệu này đi từ eo biển Malacca vào Biển Đông. Nếu Trung Hoa tiến hành một cuộc chiến tại khu vực trung chuyển nhiên liệu chính yếu này, đó sẽ là một quyết định thiếu khôn ngoan”

Vì vậy chúng ta hy vọng rằng Trung Hoa sẽ tính toán khôn ngoan và Biển Đông sẽ bước vào thời kỳ hòa bình

Saturday, June 18, 2011

Mỹ - Việt ra thông cáo chung về Chính trị, An ninh, Quốc phòng

Như vậy đoàn Việt Nam do thứ trưởng Phạm Bình Minh (được đồn là sẽ lên thay ông Phạm Gia Khiêm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) dẫn đầu đã đạt được một số thỏa thuận với Hoa Kỳ. Hôm nay (17 tháng 06 năm 2011, giờ Hoa Kỳ), hai nước đã ra thông cáo chung về Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng, trong đó điều đáng chú ý và được dư luận mong đợi nhiều nhất là vấn đề Biển Đông, cũng được đề cập như một phần quan trọng của Thông cáo chung này (phần in nghiêng + đậm dưới đây). Thú thật, lần đầu tiên đọc 1 thông cáo ngoại giao của Mỹ - Việt, thật xúc động với câu chữ đơn giản nhưng chuyển tải đầy thông điệp ý nghĩa với sự tôn trọng lẫn nhau.

Xin được đăng dịch lại toàn văn thông cáo tại đây.
=======================================

Thông cáo báo chí
Văn phòng Người phát ngôn (Bộ ngoại giao)
Thủ đô Washington
Ngày 17 tháng 06 năm 2011

Sau đây là toàn văn tuyên bố chung sau cuộc Đối thoại Mỹ -Việt năm 2011 về Chính trị, An ninh và Quốc phòng.

Bắt đầu toàn văn:

Đánh dấu cuộc Đối thoại Mỹ - Việt lần thứ tư hàng năm về Chính trị, An ninh và Quốc phòng, Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ về Chính trị, Quân sự Andrew J. Shapiro và Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp ngày 17 tháng Sáu năm 2011 tại thủ đô Washington để thảo luận song phương về các vấn đề an ninh trong khu vực.

Trong cuộc Đối thoại, hai bên cùng ghi nhận sự hài lòng về tiến độ đã đạt được trong những năm gần đây trên tất cả các lĩnh vực của mối quan hệ song phương, giúp đỡ củng cố khuôn khổ của tình hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt cùng có lợi giữa hai quốc gia. Hai bên cũng đã tái khẳng định cam kết thắt chặt mối quan hệ song phương dựa trên tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau và chia sẻ các cam kết để đảm bảo một nền hòa bình, ổn định, thịnh vượng và an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các bên tham gia cũng đã thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm không phổ biến, chống khủng bố, chống buôn lậu, tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tran, giải quyết vấn đề dioxin và chất độc da cam, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như các lĩnh vực khác về hợp tác An ninh và Quốc phòng. Đối với các diễn đàn trong khu vực, hai bên cũng đã trao đổi các ý kiến về việc thúc đẩy hợp tác Mỹ - ASEAN và các vấn đề liên quan đến hạ nguồn sông Mekong, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (ADMM+) và Thượng đỉnh Đông Á.

Hai bên cũng thảo luận về các lợi ích chung trong việc hướng đến một mối quan hệ đối tác chiến lược, một chủ đề về mối quan hệ đã được tái khẳng định trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Clinton tới Hà Nội vào tháng Mười năm 2010. Việt Nam và Hoa Kỳ khẳng định sự hợp tác, tôn trọng với các thách thức an ninh trong khu vực và quốc tế là một tiến triển tự nhiên của một mối quan hệ lẫn nhau chín muồi về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội và hỗ trợ xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của hai quốc gia

Phái đoàn hai bên cũng đã thảo luận về những tiến triển gần đây trong vấn đề Biển Đông (địa danh do người dịch chuyển ngữ). Hai bên thừa nhận rằng duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và tất cả tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông phải được giải quyết thông qua hợp tác, tiến trình ngoại giao mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng vũ lực.

Hai bên cũng đã ghi nhận và tuyên bố lãnh thổ hàng hải phải được đi kèm phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố Trung Hoa - ASEAN năm 2002 về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông và khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận đầy đủ về Quy tắc ứng xử (nói trên). Phía Mỹ nhắc lại rằng sự cố phiền hà trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về an ninh hàng hải đặc biệt là tự do lưu thông, cản trở phát triển kinh tế và thương mại trong điều kiện hợp pháp và sự tôn trọng luật pháp quốc tế.

Diễn ra trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, Đối thoại giúp tăng cường và sâu sắc hơn tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia. Đối thoại lần thứ Năm sẽ diễn ra tại Hà Nội vào năm 2012.

Thursday, June 16, 2011

Tổng hợp sự kiện Trung Hoa

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, chỉ nhằm thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cá nhân hẹp hòi của người viết, thành thật xin lỗi các tác giả nếu có sự cóp nhặt ý tưởng mà dùng không đúng chỗ, đúng ý với tác giả.

Là một nước lớn, luôn lăm le nuôi mộng trở thành anh cả của thế giới, thế nhưng Trung Hoa lại được một số các học giả cho rằng, đất nước này là một đất nước luôn sống trong sợ hãi. Vạn lý Trường thành là minh chứng cho sự sợ hãi đó: Luôn trong ác mộng sợ bị xâm chiếm bởi các nước lân bang, các đời đế vương Trung Hoa tiếp nối nhau xây dựng bức tường thành vĩ đại nhất thế giới, cho dù những vị trí đó đã có những tường thành tự nhiên vững trãi: núi non hiểm trở. Một cách nói khác về Trung Hoa: Sự sợ hãi nhìn thấy từ Mặt trăng:
Vạn lý Trường thành hùng vĩ...
..và "Nỗi sợ hãi nhìn thấy từ mặt trăng"
Trung Hoa rộng lớn nhưng đọc lại sách địa lý, sẽ thấy diện tích tuy hơn 9 triệu kilomet vuông nhưng 60% diện tích đó lại là các ngọn núi cao trên 1000m, các hoang mạc, sa mạc rộng lớn, rất không thuận lợi cho sinh sống, làm ăn. Địa hình cao ở phía Tây và thấp dần ở phía Đông nơi tiếp giáp với biển, đây cũng là lý do các thành phố lớn của Trung Hoa tập trung ở đây: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thẩm Quyến,..
Như vậy, muốn trở thành bá chủ thiên hạ, con đường mau nhất là mở rộng "bờ cõi", hoặc tệ nhất phải kiểm soát được các vùng trù phú và có nhiều kênh giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nó cũng giải thích vì sao Trung Quốc luôn hậu thuẫn cho Bắc Hàn vì đây là vùng đệm để vào Trung Quốc từ ngả phía Đông Bắc, nơi đang có Nhật và Nam Hàn là đồng minh của Mỹ. Nó cũng giải thích vì sao gần đây Trung Hoa đã ve vãn được Miến Điện trở thành chư hầu của mình nhằm giúp Trung Hoa vươn ra biển lớn, bằng cách xây dựng 1 tuyến đường cao tốc nối Vân Nam và Bhamo của Myanmar mà lát nữa sẽ nhắc lại sau.
Và nó cũng giải thích vì sao mà Mông Cổ tuy vẫn tồn tại nhưng gần như ít ai trên thế giới biết được tình hình về đất nước này, do bị Trung Hoa bóp nghẹt và lệ thuộc hoàn toàn. Và gần đây là cả Lào và Cambodia cũng dần trở thành phiên dậu cho Trung Hoa đại lục.

Một đất nước mà trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra đã đượ dạy thuộc lòng câu "Nhất thống thiên hạ", luôn có tham vọng trở thành đế vương thế giới, cùng với những bất cập về địa lý nêu trên, Trung Hoa đã sớm nhận ra nhu cầu ghê gớm về lương thực và năng lượng để hiện thực hóa khát vọng từ ngàn đời nay để lại. Nó giải thích vì sao từ cách đây vài chục năm, Trung Hoa đã tìm đến Lục địa đen. Chỉ trong vòng 20 năm, Trung Hoa đã biến Châu Phi thành nơi cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu, khoáng sản chính cho mình. Để làm được việc này, Trung Hoa đã gieo rắc vào chính quyền các nước châu Phi, đa phần theo đạo hồi mối thâm thù với nước Mỹ, kích động để họ chống Mỹ mà theo Trung Hoa, đồng thời ủng hộ các chế độ độc tài ở các đất nước này nhằm dễ bề thao túng.

Thế giới dường như nhận ra âm mưu này hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Người Mỹ sau nhiều năm mải mê sa lầy ở Iraq, Afghanistan bỗng chốc giật mình nhìn thấy đối thủ đã đuổi sát sau lưng. Và họ ra tay. Trước tiên là đánh vào kinh tế, nước Mỹ yêu cầu Trung Hoa điều chỉnh tỷ giá đông NDT để cán cân thương mại giữa hai nước cân bằng hơn, tuy nhiên người Hoa từ chối buộc Mỹ phải dùng đòn khác, đau hơn: Đánh vào nồi cơm. Và những người yêu dân chủ trên toàn thế giới sững sờ, bất ngờ, vỡ òa khi cuộc các mạng hoa nhài lan rộng khắp Bắc Phi và Trung Đông, nhưng ít ai nghĩ đến câu chuyện đằng sau lưng nó: Quân đội Ai Cập ủng hộ dân chúng đảo chính thành công, xây dựng chính quyền mới nhưng hầu hết các yêu sách đều không đáp ứng. Đơn giản họ chỉ làm nhiệm vụ thay chế độ thân Hoa bằng chế độ thân Mỹ. Lực lượng đối lập Đại tá Gaddafi bỗng dưng từ đâu chui ra (nếu ko có sự hậu thuẫn, chuẩn bị) với vũ khí hùng mạnh, đủ sức chống chọi lực lượng chính quy của chính quyền và ngay lập tức được thừa nhận ngoại giao, và mới gần đây thôi, chính quyền "bạo loạn" này đã chính xuất mẻ dầu đầu tiên sang Mỹ. Mỹ cũng chủ động để cuộc chiến này kéo dài nhằm đưa Trung Hoa vào cuộc nhưng hiện thời, Trung Hoa vẫn dừng lại ở vai trò cung cấp vũ khí cho Gaddafi.
Dài dòng như vậy để thấy rằng, tại sao Trung Hoa lại liên tiếp gây hấn ở Biển Đông.

Bên ngoài là như vậy, bên trong, do đuổi theo một nền kính tế thiên về lượng chứ không phải chất, cho nên nền kinh tế thứ 2 thế giới lại có GDP đầu người đứng thứ 91, thật là một sự kinh ngạc. Điều này tạo ra vô số bất ổn bên trong: nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, mức sống tối thiểu của người dân, ... và đây là các sự kiện bên trong nước này:
- 2000 người xuống đường biểu tình sau vụ 1 giám đốc ở địa phương được cho là bị tra tấn đến chết trong khi tạm giam
- Quảng Đông: Hàng ngàn người dư cư biểu tình chống lại chính quyền và cư dân địa phương sau khi 1 phụ nữ mang thai bị áp chế bởi nhân viên bảo vệ không cho phép người này bán hàng rong ở khu vực siêu thị. Cả 2 vụ này đều diễn ra vào ngày 10/6.
Cùng với sự thất thế ở Châu Phi, lạm phát đã làm cho giá cả thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua, thậm chí họ đã tiến hành quay sang thu mua với bất kỳ giá nào từ Việt Nam
Yếu tố bên trong cùng với yếu tố bên ngoài này thúc đẩy Trung Hoa phải hành động táo bạo hơn: Tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò và tiến hành khai thác mỏ năng lượng có trữ lượng lớn tại Biển Đông. Đầu tiên, họ cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam trong hải phận Việt Nam - Vùng không có tranh chấp, rồi thản nhiên tuyên bố đó là việc bình thường. Rồi họ phá hủy các công trình trên các đảo mà Philipines tuyên bố chủ quyền, đồng thời cắm các cột mốc lên đó. Tất cả là nhằm chuẩn bị cho việc triển khai chiếc máy hút siêu tốc này đây:


Siêu giàn khoan này sẽ được đưa vào hoạt động tại biển Đông, khu vực đường lưỡi bò mà Trung Hoa ngang ngược tuyên bố chủ quyền, từ tháng 7/2011, nếu như không có sự phản đối đáng kể nào.
Và thật là tài tình, dường như nắm bắt được sự thất thế của Trung Hoa cùng với mưu đồ xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam đã nhanh chóng đưa truyền thông vào cuộc, ngầm ủng hộ các cuộc tuần hành của dân chúng và cất tiếng nói dù khá hạn chế tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Shangri-La, rất lý thú đây là tên của khách sạn nơi tổ chức hội nghị thường niên tại Singapore, nhưng lại mang ý nghĩa Thiên Đường của Tây Tạng, nơi bị Trung Hoa đánh chiếm từ năm 1958.
Bức màn chính trị bí ẩn vẫn còn nhưng đã hé lộ phần nào khi Mỹ tuyên bố sẽ có cuộc tập trận chung với hải quân Việt Nam tại khu vực biển Đà Nẵng, cho dù đây chỉ là cuộc tập trận "search and recuse" nghĩa là "tìm kiếm và cứu nạn".
Trong khi ấy, chúng ta tự thân chuẩn bị thế nào?
Chiến tranh trên bộ là điều chúng ta đã có kinh ngiệm và hẳn là sẽ rất thiệt hại cho cả 2 bên nên khả năng này xin không được bàn đến. Chỉ xin bàn đến thế trận trên biển với những yếu tố chủ quan có lợi cho "đội nhà".
Một số lượng không đếm được, các loại phi cơ SU các loại do Nga sản xuất, có khả năng tác chiến mạnh, được bố trí dải đều trên chiều dài đất nước:

Bản đồ phân bố sân bay quân sự Việt Nam, do chính nước bạn thực hiện
Đây là lực lượng chính chống hạm, hoạt động rất hiệu quả trong phạm vi 1000km tính từ bờ biển. Và lối đánh Hit&Run sẽ được áp dụng trong thế trận này. Trung Hoa chỉ có thể chống đỡ được khi có 1 tàu sân bay có khả năng tham chiến thực sự chứ không chỉ làm cảnh như cái tàu cũ mua sắt vụn của Ukraina.
Đây là khả năng kiểm soát không-hải phận của không quân Việt Nam, Trung Hoa cần phải 5-10 năm nữa mới có được tàu sân bay nhằm có được ưu thế này.

Phạm vi hoạt động của không quân Việt Nam (lưu ý là có thể bay đến Singapore hoặc Malacca rồi bay về)
Tại sao lại tự tin Hit&Run? là vì Việt Nam đã trang bị hệ thống K-300P Bation-P sử dụng tên lửa Yakhont với tầm bắn 300km, đủ sức chế ngự phạm vi 200 hải lý vùng biển quốc gia. Tên lửa này có khả năng hạ gục tàu chiến, phi cơ trong tầm bắn của nó. Hit&Run mà có hệ thống này thì quả là vô đối!

Bên cạnh đó, soái hạm Gepard 3.9 đã về đến VN, đồng thời Việt Nam cũng mua bản quyền để tự chế tạo


Soái hạm Gepard 3.9
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, Việt Nam dường như hiểu được nội lực và tình thế cũng như chiến trường của mình nên đã chủ động trang bị dòng Gepard và dòng Molniya vốn là 2 dòng tàu chiến cơ động, rất phù hợp cho lối đánh du kích Hit&Run nói trên. Tàu Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hẳn là nó được trang bị cũng để phối hợp với tàu ngầm lớp Kilo mà theo nguồn tin vỉa hè thì đã có mặt ở VN rồi, mặc dù báo chí chỉ đưa tin là mới đặt mua.



Tàu ngầm lớp kilo
Tất nhiên, nếu dàn trận ra mà oánh thì chắc 2 tiếng sau lực lượng VN sẽ bị san phẳng, do vậy, cách đánh tối ưu vẫn là không trực diện, như đã từng làm với Mỹ, vốn khoảng cách quân sự lúc đó còn xa hơn Việt Nam và Trung Hoa bây giờ rất nhiều.
Nếu tất cả vẫn không đủ cầm chân Trung Hoa thì sao?
Nước cờ cùn cuối cùng nhưng cũng phải dùng: Dùng lực lượng quân sự, đánh lực lượng thương mại (thì cũng như Mỹ làm với ta năm xưa thôi)
55% lượng dầu mỏ của Trung Hoa phải nhập khẩu và 80% số đó phải nhập bằng đường biển. Nếu ta chặn được nguồn này trong vòng 3 tháng, đảm bảo họ sẽ phải xuống nước.
Đánh thế nào? Xin nhìn ra xa hơn:


Các tàu chở dầu của Trung Hoa đi từ Bắc Phi và Trung Đông (đã nói ở phần trên bài viết) sẽ đi từ Ấn Độ Dương về Thái Bình Dương bắt buộc phải đi qua eo biển này (tất nhiên đi vòng xuống Úc cũng được nhưng xa hơn và rủi ro hơn nhiều) Chiến tranh xảy ra, ta cũng chẳng nên từ một thủ đoạn nào, và ta cũng tin rằng, khu vực eo biển Malacca này, vốn được Mỹ kiểm soát, nhưng họ cũng sẽ dễ dàng làm ngơ để ta thịt tàu dầu của bạn vì chính ta đang giúp họ loại trừ một hiểm họa. Mà không chừng có khi chính Mỹ bắn ngư lôi rồi đổ vấy cho ta cũng nên.
Thế thì Trung Hoa còn cửa nào để chuyển dầu không?
Xin quay lại phần trên bài viết về quan hệ Trung Hoa - Miến Điện. Tuyến đường cao tốc nối liền Vân Nam và Bhamo sẽ giúp Trung Quốc vận tải dầu. Nhưng 1 con tàu 100.000 tấn dầu sẽ cần tới 30.000 xe téc chở dầu chạy hơn 1000km để về Trung Hoa, điều này là không tưởng!
Còn giải pháp nào nữa không?
Thưa là có, đó là Trung Hoa và Myanmar đã ký 1 thỏa thuận, trong đó Trung Hoa sẽ thi công 1 đường ống dẫn dầu từ cảng biển Kyaukryu của Myanmar về Trung Hoa (Cảng này cũng do Trung Hoa giúp đỡ xây dựng). Chỉ tiếc rằng, dự án này đến 2013 mới hoàn tất, để đưa vào sử dụng chính thức cùng cần thêm nhiều thời gian nữa.
Túm lại, nếu uýnh ngay, Việt Nam nên sử dụng chiến thuật du kích Hit&Run, dụ cho Trung Hoa sa lầy và Trung Hoa sẽ cầm chắc thất bại.
Tạm thời cập nhật được như vậy đã, xin tiếp tục sau khi có thông tin mới.

Friday, June 10, 2011

Khởi công đặc khu kinh tế, "Giờ chúng tôi là nô lệ cho Trung Hoa"


Tác giả: Joseph Yun Li-sun, đăng ngày 9/6/2011, nguồn: Launch of the special economic zone, "Now we are China’s slaves"
Một lễ hoành tráng đã diễn ra sáng nay nhằm khởi công khu phức hợp Hoa - Hàn tại tỉnh Hwanggeumpyeong. Người dân đang hy vọng một sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, nhưng lo ngại cuối cùng rồi sẽ bị Bắc Kinh thống trị mãi mãi.

Một nhóm các nhà lãnh đạo Trung Hoa sáng nay đã ký kết thỏa thuận thiết lập một khu kinh tế với Bắc Hàn gần đảo Hwanggeumpyeong. Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã đồng ý mở một khu phức hợp khi Kim Jong Il thăm Trung Hoa đợt vừa qua: Tiếp theo hòn đảo này, tỉnh Rajin-Sonbong sẽ là điểm tiếp theo, với một khu phức hợp sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư Trung Hoa cùng với lực lượng lao động của Bắc Hàn. Nguồn tin cho biết rằng, người dân địa phương bị mâu thuẫn với việc khởi công này: một mặt họ quan tâm đến việc phục hồi kinh tế cuối cùng, mặt khác họ cũng lo ngại sẽ bị bắt làm nô lệ cho Trung Hoa.

Bắc Hàn đã chính thức quyết định mở đặc khu kinh tế Hoa - Hàn trong kỳ họp đại hội đồng Nhân dân Tối cao vào tháng Sáu vừa qua. Thỏa thuận được bắt nguồn từ Hồ Cẩm đào, nhân vật theo như báo AsiaNews cho là "áp đặt nó lên nhà độc tài Triều Tiên. Trung Hoa mạo hiểm muốn thấy một Bắc Hàn ổn định hơn và ít thiên về các hành động quân sự mất kiểm soát hơn. điều này giải thích cho việc tập trung vào đầu tư". Chính vì lý do này, trước khi đến Bắc Kinh, nhà lãnh đạo thân thiết của Bắc Hàn đã dừng lại gần Thượng Hải đểm trao đổi với Giang Trạch Dân, chủ tịch nước Trung Hoa tại thời kỳ tự do hóa kinh tế

Một nguồn tin từ DailyNK, người gần đây thường xuyên qua lại giữa tỉnh Dandong của Trung Hoa và Shinujiu của Bắc Hàn, nơi đặt khu kinh tế cho biết: "Tình hình ở đây khá tốt. Có râm ran về chuyện các vụ đầu tư quy mô lớn của các nhà đầu tư Trung Hoa và điều này chỉ có thể điều tốt cho cư dân địa phương". Số lượng lớn người dân Bắc Hàn, theo dự báo của Liên Hợp Quốc, sống dưới mức đói nghèo, tồn tại với mức dưới 1 đô la Mỹ một ngày.

Theo kế hoạch, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép ở trong 2 khu vực và sẽ tuyển dụng (hoặc sa thài) công nhân Bắc Hàn dựa theo mệnh lệnh cá nhân. Khi được hỏi trong ngày ký kết Thỏa thuận giữa lãnh đạo 2 nước, một nguồn tin cho AsiaNews biết: "Chỉ tòa là mỹ từ và không có gì khác. Trên thực tế, không ai cho không vùng đất này cái gì cả: nó là một màn khói của Bắc Hàn, nơi muốn thuyết phục thế giới về một mong muốn mở cửa ra thị trường. Theo tôi, dù sao, những người dân đi lao động trong các khu vực này sẽ là những người bất đồng chính kiến mà Trung Hoa muốn trừ khử"

Hôm nay, nguồn tin đó bổ sung: "Tốc độ xây dựng khu phức hợp đã đặt ra một câu hỏi cho tôi. Tôi không nhìn thấy những gì có khả năng được xây dựng trong vòng 10 ngày. Trong bất kỳ tình huống nào, sự lo ngại ở đây là Bắc Hàn cuối cùng rồi sẽ trở thành nô lệ của Trung Hoa. Hoặc có một khả năng rõ ràng hơn: Trung Hoa đã đạt tới ngưỡng buộc phải di dời các khu công nghiệp của họ, vì lý do ô nhiễm và chi phí nhân công đã bắt đầu tăng cao ở đó. Bắc Hàn là nơi lý tưởng để di dời đến"

Saturday, June 4, 2011

Tương quan lực lượng

Mấy ngày nay báo chí trong nước sôi sục, lướt qua một vòng các diễn đàn thấy tình hình cũng sôi sục không kém. Nghe nói các diễn đàn bên Tầu cũng sôi sục đòi làm gỏi VN ngay. Nếu thả ra cho oánh alaxô, chắc mệt mỏi cho LHQ lắm :-)
Chợt thử tìm hiểm xem thế giới nghĩ gì. Có vẻ không ai quan tâm.
Ngoại trừ một diễn đàn về Quốc phòng của Pakistan.
Chắc sẽ tìm hiểu lý do tại sao "nhân dân" nước này lại quan tâm đến vậy sau, trước mắt sẽ tìm hiểu xem họ quan tâm gì?
Túm lại có 3 luồng ý kiến chính:
1. Việt Nam sẽ đại bại, trong vòng 1 tuần nếu chiến.
2. Trung Hoa hãy nhìn lại các bài học lịch sử, Việt Nam biết cách đuổi các nước lớn.
3. Ai thắng không quan trọng, nhưng sẽ có diều hâu được no diều: Nga, Mỹ, Ấn Độ ngồi thu tiền bán vũ khí.

Và hôm nay, diễn đàn đã lôi cuốn cả netter Việt lẫn Hoa vào tranh cãi. Một vòng bất tận.

Rất cảm ơn các bạn trong diễn đàn đã ủng hộ Việt Nam:



Vẫn là Trung Hoa nhé:


Còn đây là một số hình ảnh về quân đội VN. Để tìm hiểu chi tiết, mọi người có thể tham khảo trang này, phản ánh tương đối khách quan thực lực hai bên: http://www.quansuvn.net/index.php?board=45.0



Vẫn biết vượt trội về quân sự chưa hẳn đã là người chiến thắng. Nhưng với từng đó bom đạn dội xuống, bao nhiêu trẻ em và phụ nữ sẽ chết?
Mong sao đừng có giọt máu nào phải đổ.
.....

Wednesday, June 1, 2011

Các nền kinh tế vững chắc: Trung Hoa đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam

Trung Hoa đứng trên Ấn Độ trong các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất

Ngày 27 tháng Năm (Bloomberg) - Trung Hoa đứng đầu trong danh sách 22 nền kinh tế mới nổi của châu Á, như là một nước có nhiều khả năng duy trì được mức độ tăng trưởng nhanh và vững vàng trong 5 năm tới, theo báo cáo "Bloomberg Economic Momentum Index for Developing Asia".

Trung Hoa đạt 76.2% trong bảng xếp hạng của 16 lĩnh vực, trong đó có cạnh tranh kinh tế, trình độ giáo dục, di cư đô thị, xuất khẩu công nghệ cao và mức độ lạm phát đã phản ánh một đất nước có khả năng tiếp tục gặt hái được tốc độ tăng trưởng cao. Ấn Độ đứng thứ 2 với 64,1%, tiếp theo là Việt Nam với 61,9%. Đông Timo đứng cuối bảng xếp hạng với 25,3%

Chỉ số chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa và Ấn Độ là bền vững và nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt tốc tộ tăng trưởng toàn cầu do Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bị tụt hậu phía sau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 quốc gia đứng đầu châu Á này trong bảng xếp hạng tăng trưởng tối thiểu 5.4% mỗi quý tính trung bình từ các năm 2008, 2009 trong khi Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái.

“China has a proven track record, as they have maintained superior growth for a long time,” said Dariusz Kowalczyk , senior economist at Credit Agricole CIB in Hong Kong. In particular, the Chinese government “demonstrated their ability to manage the global crisis.”

"Trung Hoa có một kỷ lục đã được chứng minh, vì họ đã duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong một thời gian dài", ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông cho biết. Trong đó, chính phủ Trung Quốc "đã chứng minh năng lực của mình để quản lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu".

Trong vòng 30 năm qua, nền kinh tế Trung Hoa đã mở rộng trong bình 10% mỗi năm do kịp thời cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và cho phép nhiều hơn các đầu tư nước ngoài. Xung quanh các nền kinh tế với GDP trên 1 ngàn tỷ USD, Ấn Độ vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Trung Hoa năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 8.2% trong quý 4 năm 2010.

Sự sụt giảm của cổ phiếu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ vào khoảng 2.6% năm nay, của khu vực châu Âu là 2% và của Nhật Bản là 0.9%

Tuy nhiên, thành tích kinh tế của các nước dẫn đầu này vẫn không được phản ánh lên thị trường chứng khoán trong suốt 12 tháng qua. Việt Nam và Trung Hoa là 2 quốc gia có chỉ số chứng khoán xấu nhất trong số 22 chỉ số mạnh được Blooberg theo dõi.

Xếp thứ tư, Mông Cổ, nơi bùng nổ ngành khai khoáng đang thúc đấy nạn lạm phát và làm mất giá đồng tiền, lại có một thị trường chứng khoán mạnh thể hiện mạnh nhất trong 12 tháng qua. Chỉ số 2o chứng khoán đứng đầu MSE đã tăng hơn 2 lần trong thời gian đó. Sri Lanka, xếp thứ 14 trên 22 nước trong bảng xếp hạng của Blooberg, có chỉ số chứng khoán đứng thứ 2, với việc tăng 82% chỉ số chứng khoán.

Rủi ro

Chỉ số Blooberg này có thể phóng đại sự so sánh giữa Trung Hoa với Ấn Độ và các nước còn lại, một phần vì các số liệu chính thức bị không thể hiện đúng các loại nợ, Victor Shih, một giáo sư nghiên cứu về hệ thống tài chính Trung Hoa tại Northwestern University in Evanston, Illinois, cho biết.

Trung Hoa có thể sẽ phải đối mặt với cú sốc kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Fitch Ratings cho rằng, trong tháng Ba, Trung Hoa đối mặt với 60% nguy cơ khủng hoảng ngân hàng vào giữa năm 2013 do hậu quả của việc cho vay kỷ lục và tăng giá bất động sản. Đình công, bạo loạn, biểu tình cũng sẽ gia tăng, gấp đôi trong 5 năm lên tới 180,000 vụ năm ngoái, theo Sun Lipping, một giáo sư xã hội học của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Chỉ số Bloomberg xếp một số quốc gia có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới trong vài thập kỷ qua, bao gồm Malaysia, Thái Lan vào sau Việt Nam, nước xếp thứ 3 và Bangladesh, nước xếp thứ 5.

Chỉ số này đặt ra trọng số 10% cho mỗi một trong bốn nhóm sau: Sự cạnh tranh của cấu trúc thị trường, mà lợi ích mang lại là có ít hơn các công ty quốc gia thống lĩnh thị trường chứng khoán; Chất lượng của lực lượng lao động, bao gồm trình độ giáo dục, độ tuổi lao động, và tốc độ phát triển của các ấn phẩm tạp chí khoa học; Tổng tiết kiệm quốc gia theo phần trăm GDP; sự tăng trưởng của xuất khẩu công nghệ cao.

12 lĩnh vực còn lại có trọng số 5% mỗi loại, bao gồm tăng trưởng GDP đầu người điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt, tăng trưởng GDP so với thế giới, mức độ ổn định của tỷ lệ lạm phát, đa dạng hóa các đối tác thương mại cấp cao, gánh nặng nợ công và bên ngoài, chi phí vay vốn, giá trị ròng FDI và sự tàn phá rừng. Bốn "nhân tố kết dính" bao gồm tính đồng nhất dân tộc và tôn giáo, bình đẳng thu nhập, tốc độ đo thị hóa và xóa đói giảm nghèo, và sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp