Wednesday, June 1, 2011

Các nền kinh tế vững chắc: Trung Hoa đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam

Trung Hoa đứng trên Ấn Độ trong các nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất

Ngày 27 tháng Năm (Bloomberg) - Trung Hoa đứng đầu trong danh sách 22 nền kinh tế mới nổi của châu Á, như là một nước có nhiều khả năng duy trì được mức độ tăng trưởng nhanh và vững vàng trong 5 năm tới, theo báo cáo "Bloomberg Economic Momentum Index for Developing Asia".

Trung Hoa đạt 76.2% trong bảng xếp hạng của 16 lĩnh vực, trong đó có cạnh tranh kinh tế, trình độ giáo dục, di cư đô thị, xuất khẩu công nghệ cao và mức độ lạm phát đã phản ánh một đất nước có khả năng tiếp tục gặt hái được tốc độ tăng trưởng cao. Ấn Độ đứng thứ 2 với 64,1%, tiếp theo là Việt Nam với 61,9%. Đông Timo đứng cuối bảng xếp hạng với 25,3%

Chỉ số chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa và Ấn Độ là bền vững và nhiều khả năng sẽ tiếp tục dẫn dắt tốc tộ tăng trưởng toàn cầu do Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản bị tụt hậu phía sau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 3 quốc gia đứng đầu châu Á này trong bảng xếp hạng tăng trưởng tối thiểu 5.4% mỗi quý tính trung bình từ các năm 2008, 2009 trong khi Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái.

“China has a proven track record, as they have maintained superior growth for a long time,” said Dariusz Kowalczyk , senior economist at Credit Agricole CIB in Hong Kong. In particular, the Chinese government “demonstrated their ability to manage the global crisis.”

"Trung Hoa có một kỷ lục đã được chứng minh, vì họ đã duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong một thời gian dài", ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông cho biết. Trong đó, chính phủ Trung Quốc "đã chứng minh năng lực của mình để quản lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu".

Trong vòng 30 năm qua, nền kinh tế Trung Hoa đã mở rộng trong bình 10% mỗi năm do kịp thời cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và cho phép nhiều hơn các đầu tư nước ngoài. Xung quanh các nền kinh tế với GDP trên 1 ngàn tỷ USD, Ấn Độ vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau Trung Hoa năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 8.2% trong quý 4 năm 2010.

Sự sụt giảm của cổ phiếu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ vào khoảng 2.6% năm nay, của khu vực châu Âu là 2% và của Nhật Bản là 0.9%

Tuy nhiên, thành tích kinh tế của các nước dẫn đầu này vẫn không được phản ánh lên thị trường chứng khoán trong suốt 12 tháng qua. Việt Nam và Trung Hoa là 2 quốc gia có chỉ số chứng khoán xấu nhất trong số 22 chỉ số mạnh được Blooberg theo dõi.

Xếp thứ tư, Mông Cổ, nơi bùng nổ ngành khai khoáng đang thúc đấy nạn lạm phát và làm mất giá đồng tiền, lại có một thị trường chứng khoán mạnh thể hiện mạnh nhất trong 12 tháng qua. Chỉ số 2o chứng khoán đứng đầu MSE đã tăng hơn 2 lần trong thời gian đó. Sri Lanka, xếp thứ 14 trên 22 nước trong bảng xếp hạng của Blooberg, có chỉ số chứng khoán đứng thứ 2, với việc tăng 82% chỉ số chứng khoán.

Rủi ro

Chỉ số Blooberg này có thể phóng đại sự so sánh giữa Trung Hoa với Ấn Độ và các nước còn lại, một phần vì các số liệu chính thức bị không thể hiện đúng các loại nợ, Victor Shih, một giáo sư nghiên cứu về hệ thống tài chính Trung Hoa tại Northwestern University in Evanston, Illinois, cho biết.

Trung Hoa có thể sẽ phải đối mặt với cú sốc kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Fitch Ratings cho rằng, trong tháng Ba, Trung Hoa đối mặt với 60% nguy cơ khủng hoảng ngân hàng vào giữa năm 2013 do hậu quả của việc cho vay kỷ lục và tăng giá bất động sản. Đình công, bạo loạn, biểu tình cũng sẽ gia tăng, gấp đôi trong 5 năm lên tới 180,000 vụ năm ngoái, theo Sun Lipping, một giáo sư xã hội học của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Chỉ số Bloomberg xếp một số quốc gia có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất thế giới trong vài thập kỷ qua, bao gồm Malaysia, Thái Lan vào sau Việt Nam, nước xếp thứ 3 và Bangladesh, nước xếp thứ 5.

Chỉ số này đặt ra trọng số 10% cho mỗi một trong bốn nhóm sau: Sự cạnh tranh của cấu trúc thị trường, mà lợi ích mang lại là có ít hơn các công ty quốc gia thống lĩnh thị trường chứng khoán; Chất lượng của lực lượng lao động, bao gồm trình độ giáo dục, độ tuổi lao động, và tốc độ phát triển của các ấn phẩm tạp chí khoa học; Tổng tiết kiệm quốc gia theo phần trăm GDP; sự tăng trưởng của xuất khẩu công nghệ cao.

12 lĩnh vực còn lại có trọng số 5% mỗi loại, bao gồm tăng trưởng GDP đầu người điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt, tăng trưởng GDP so với thế giới, mức độ ổn định của tỷ lệ lạm phát, đa dạng hóa các đối tác thương mại cấp cao, gánh nặng nợ công và bên ngoài, chi phí vay vốn, giá trị ròng FDI và sự tàn phá rừng. Bốn "nhân tố kết dính" bao gồm tính đồng nhất dân tộc và tôn giáo, bình đẳng thu nhập, tốc độ đo thị hóa và xóa đói giảm nghèo, và sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp

1 comment:

Ann Nhi said...

Cảm ơn đã dịch.