Thursday, June 16, 2011

Tổng hợp sự kiện Trung Hoa

Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, chỉ nhằm thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cá nhân hẹp hòi của người viết, thành thật xin lỗi các tác giả nếu có sự cóp nhặt ý tưởng mà dùng không đúng chỗ, đúng ý với tác giả.

Là một nước lớn, luôn lăm le nuôi mộng trở thành anh cả của thế giới, thế nhưng Trung Hoa lại được một số các học giả cho rằng, đất nước này là một đất nước luôn sống trong sợ hãi. Vạn lý Trường thành là minh chứng cho sự sợ hãi đó: Luôn trong ác mộng sợ bị xâm chiếm bởi các nước lân bang, các đời đế vương Trung Hoa tiếp nối nhau xây dựng bức tường thành vĩ đại nhất thế giới, cho dù những vị trí đó đã có những tường thành tự nhiên vững trãi: núi non hiểm trở. Một cách nói khác về Trung Hoa: Sự sợ hãi nhìn thấy từ Mặt trăng:
Vạn lý Trường thành hùng vĩ...
..và "Nỗi sợ hãi nhìn thấy từ mặt trăng"
Trung Hoa rộng lớn nhưng đọc lại sách địa lý, sẽ thấy diện tích tuy hơn 9 triệu kilomet vuông nhưng 60% diện tích đó lại là các ngọn núi cao trên 1000m, các hoang mạc, sa mạc rộng lớn, rất không thuận lợi cho sinh sống, làm ăn. Địa hình cao ở phía Tây và thấp dần ở phía Đông nơi tiếp giáp với biển, đây cũng là lý do các thành phố lớn của Trung Hoa tập trung ở đây: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thẩm Quyến,..
Như vậy, muốn trở thành bá chủ thiên hạ, con đường mau nhất là mở rộng "bờ cõi", hoặc tệ nhất phải kiểm soát được các vùng trù phú và có nhiều kênh giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nó cũng giải thích vì sao Trung Quốc luôn hậu thuẫn cho Bắc Hàn vì đây là vùng đệm để vào Trung Quốc từ ngả phía Đông Bắc, nơi đang có Nhật và Nam Hàn là đồng minh của Mỹ. Nó cũng giải thích vì sao gần đây Trung Hoa đã ve vãn được Miến Điện trở thành chư hầu của mình nhằm giúp Trung Hoa vươn ra biển lớn, bằng cách xây dựng 1 tuyến đường cao tốc nối Vân Nam và Bhamo của Myanmar mà lát nữa sẽ nhắc lại sau.
Và nó cũng giải thích vì sao mà Mông Cổ tuy vẫn tồn tại nhưng gần như ít ai trên thế giới biết được tình hình về đất nước này, do bị Trung Hoa bóp nghẹt và lệ thuộc hoàn toàn. Và gần đây là cả Lào và Cambodia cũng dần trở thành phiên dậu cho Trung Hoa đại lục.

Một đất nước mà trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra đã đượ dạy thuộc lòng câu "Nhất thống thiên hạ", luôn có tham vọng trở thành đế vương thế giới, cùng với những bất cập về địa lý nêu trên, Trung Hoa đã sớm nhận ra nhu cầu ghê gớm về lương thực và năng lượng để hiện thực hóa khát vọng từ ngàn đời nay để lại. Nó giải thích vì sao từ cách đây vài chục năm, Trung Hoa đã tìm đến Lục địa đen. Chỉ trong vòng 20 năm, Trung Hoa đã biến Châu Phi thành nơi cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu, khoáng sản chính cho mình. Để làm được việc này, Trung Hoa đã gieo rắc vào chính quyền các nước châu Phi, đa phần theo đạo hồi mối thâm thù với nước Mỹ, kích động để họ chống Mỹ mà theo Trung Hoa, đồng thời ủng hộ các chế độ độc tài ở các đất nước này nhằm dễ bề thao túng.

Thế giới dường như nhận ra âm mưu này hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Người Mỹ sau nhiều năm mải mê sa lầy ở Iraq, Afghanistan bỗng chốc giật mình nhìn thấy đối thủ đã đuổi sát sau lưng. Và họ ra tay. Trước tiên là đánh vào kinh tế, nước Mỹ yêu cầu Trung Hoa điều chỉnh tỷ giá đông NDT để cán cân thương mại giữa hai nước cân bằng hơn, tuy nhiên người Hoa từ chối buộc Mỹ phải dùng đòn khác, đau hơn: Đánh vào nồi cơm. Và những người yêu dân chủ trên toàn thế giới sững sờ, bất ngờ, vỡ òa khi cuộc các mạng hoa nhài lan rộng khắp Bắc Phi và Trung Đông, nhưng ít ai nghĩ đến câu chuyện đằng sau lưng nó: Quân đội Ai Cập ủng hộ dân chúng đảo chính thành công, xây dựng chính quyền mới nhưng hầu hết các yêu sách đều không đáp ứng. Đơn giản họ chỉ làm nhiệm vụ thay chế độ thân Hoa bằng chế độ thân Mỹ. Lực lượng đối lập Đại tá Gaddafi bỗng dưng từ đâu chui ra (nếu ko có sự hậu thuẫn, chuẩn bị) với vũ khí hùng mạnh, đủ sức chống chọi lực lượng chính quy của chính quyền và ngay lập tức được thừa nhận ngoại giao, và mới gần đây thôi, chính quyền "bạo loạn" này đã chính xuất mẻ dầu đầu tiên sang Mỹ. Mỹ cũng chủ động để cuộc chiến này kéo dài nhằm đưa Trung Hoa vào cuộc nhưng hiện thời, Trung Hoa vẫn dừng lại ở vai trò cung cấp vũ khí cho Gaddafi.
Dài dòng như vậy để thấy rằng, tại sao Trung Hoa lại liên tiếp gây hấn ở Biển Đông.

Bên ngoài là như vậy, bên trong, do đuổi theo một nền kính tế thiên về lượng chứ không phải chất, cho nên nền kinh tế thứ 2 thế giới lại có GDP đầu người đứng thứ 91, thật là một sự kinh ngạc. Điều này tạo ra vô số bất ổn bên trong: nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, mức sống tối thiểu của người dân, ... và đây là các sự kiện bên trong nước này:
- 2000 người xuống đường biểu tình sau vụ 1 giám đốc ở địa phương được cho là bị tra tấn đến chết trong khi tạm giam
- Quảng Đông: Hàng ngàn người dư cư biểu tình chống lại chính quyền và cư dân địa phương sau khi 1 phụ nữ mang thai bị áp chế bởi nhân viên bảo vệ không cho phép người này bán hàng rong ở khu vực siêu thị. Cả 2 vụ này đều diễn ra vào ngày 10/6.
Cùng với sự thất thế ở Châu Phi, lạm phát đã làm cho giá cả thực phẩm tăng chóng mặt trong thời gian qua, thậm chí họ đã tiến hành quay sang thu mua với bất kỳ giá nào từ Việt Nam
Yếu tố bên trong cùng với yếu tố bên ngoài này thúc đẩy Trung Hoa phải hành động táo bạo hơn: Tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò và tiến hành khai thác mỏ năng lượng có trữ lượng lớn tại Biển Đông. Đầu tiên, họ cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam trong hải phận Việt Nam - Vùng không có tranh chấp, rồi thản nhiên tuyên bố đó là việc bình thường. Rồi họ phá hủy các công trình trên các đảo mà Philipines tuyên bố chủ quyền, đồng thời cắm các cột mốc lên đó. Tất cả là nhằm chuẩn bị cho việc triển khai chiếc máy hút siêu tốc này đây:


Siêu giàn khoan này sẽ được đưa vào hoạt động tại biển Đông, khu vực đường lưỡi bò mà Trung Hoa ngang ngược tuyên bố chủ quyền, từ tháng 7/2011, nếu như không có sự phản đối đáng kể nào.
Và thật là tài tình, dường như nắm bắt được sự thất thế của Trung Hoa cùng với mưu đồ xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam đã nhanh chóng đưa truyền thông vào cuộc, ngầm ủng hộ các cuộc tuần hành của dân chúng và cất tiếng nói dù khá hạn chế tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Shangri-La, rất lý thú đây là tên của khách sạn nơi tổ chức hội nghị thường niên tại Singapore, nhưng lại mang ý nghĩa Thiên Đường của Tây Tạng, nơi bị Trung Hoa đánh chiếm từ năm 1958.
Bức màn chính trị bí ẩn vẫn còn nhưng đã hé lộ phần nào khi Mỹ tuyên bố sẽ có cuộc tập trận chung với hải quân Việt Nam tại khu vực biển Đà Nẵng, cho dù đây chỉ là cuộc tập trận "search and recuse" nghĩa là "tìm kiếm và cứu nạn".
Trong khi ấy, chúng ta tự thân chuẩn bị thế nào?
Chiến tranh trên bộ là điều chúng ta đã có kinh ngiệm và hẳn là sẽ rất thiệt hại cho cả 2 bên nên khả năng này xin không được bàn đến. Chỉ xin bàn đến thế trận trên biển với những yếu tố chủ quan có lợi cho "đội nhà".
Một số lượng không đếm được, các loại phi cơ SU các loại do Nga sản xuất, có khả năng tác chiến mạnh, được bố trí dải đều trên chiều dài đất nước:

Bản đồ phân bố sân bay quân sự Việt Nam, do chính nước bạn thực hiện
Đây là lực lượng chính chống hạm, hoạt động rất hiệu quả trong phạm vi 1000km tính từ bờ biển. Và lối đánh Hit&Run sẽ được áp dụng trong thế trận này. Trung Hoa chỉ có thể chống đỡ được khi có 1 tàu sân bay có khả năng tham chiến thực sự chứ không chỉ làm cảnh như cái tàu cũ mua sắt vụn của Ukraina.
Đây là khả năng kiểm soát không-hải phận của không quân Việt Nam, Trung Hoa cần phải 5-10 năm nữa mới có được tàu sân bay nhằm có được ưu thế này.

Phạm vi hoạt động của không quân Việt Nam (lưu ý là có thể bay đến Singapore hoặc Malacca rồi bay về)
Tại sao lại tự tin Hit&Run? là vì Việt Nam đã trang bị hệ thống K-300P Bation-P sử dụng tên lửa Yakhont với tầm bắn 300km, đủ sức chế ngự phạm vi 200 hải lý vùng biển quốc gia. Tên lửa này có khả năng hạ gục tàu chiến, phi cơ trong tầm bắn của nó. Hit&Run mà có hệ thống này thì quả là vô đối!

Bên cạnh đó, soái hạm Gepard 3.9 đã về đến VN, đồng thời Việt Nam cũng mua bản quyền để tự chế tạo


Soái hạm Gepard 3.9
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, Việt Nam dường như hiểu được nội lực và tình thế cũng như chiến trường của mình nên đã chủ động trang bị dòng Gepard và dòng Molniya vốn là 2 dòng tàu chiến cơ động, rất phù hợp cho lối đánh du kích Hit&Run nói trên. Tàu Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không. Hẳn là nó được trang bị cũng để phối hợp với tàu ngầm lớp Kilo mà theo nguồn tin vỉa hè thì đã có mặt ở VN rồi, mặc dù báo chí chỉ đưa tin là mới đặt mua.



Tàu ngầm lớp kilo
Tất nhiên, nếu dàn trận ra mà oánh thì chắc 2 tiếng sau lực lượng VN sẽ bị san phẳng, do vậy, cách đánh tối ưu vẫn là không trực diện, như đã từng làm với Mỹ, vốn khoảng cách quân sự lúc đó còn xa hơn Việt Nam và Trung Hoa bây giờ rất nhiều.
Nếu tất cả vẫn không đủ cầm chân Trung Hoa thì sao?
Nước cờ cùn cuối cùng nhưng cũng phải dùng: Dùng lực lượng quân sự, đánh lực lượng thương mại (thì cũng như Mỹ làm với ta năm xưa thôi)
55% lượng dầu mỏ của Trung Hoa phải nhập khẩu và 80% số đó phải nhập bằng đường biển. Nếu ta chặn được nguồn này trong vòng 3 tháng, đảm bảo họ sẽ phải xuống nước.
Đánh thế nào? Xin nhìn ra xa hơn:


Các tàu chở dầu của Trung Hoa đi từ Bắc Phi và Trung Đông (đã nói ở phần trên bài viết) sẽ đi từ Ấn Độ Dương về Thái Bình Dương bắt buộc phải đi qua eo biển này (tất nhiên đi vòng xuống Úc cũng được nhưng xa hơn và rủi ro hơn nhiều) Chiến tranh xảy ra, ta cũng chẳng nên từ một thủ đoạn nào, và ta cũng tin rằng, khu vực eo biển Malacca này, vốn được Mỹ kiểm soát, nhưng họ cũng sẽ dễ dàng làm ngơ để ta thịt tàu dầu của bạn vì chính ta đang giúp họ loại trừ một hiểm họa. Mà không chừng có khi chính Mỹ bắn ngư lôi rồi đổ vấy cho ta cũng nên.
Thế thì Trung Hoa còn cửa nào để chuyển dầu không?
Xin quay lại phần trên bài viết về quan hệ Trung Hoa - Miến Điện. Tuyến đường cao tốc nối liền Vân Nam và Bhamo sẽ giúp Trung Quốc vận tải dầu. Nhưng 1 con tàu 100.000 tấn dầu sẽ cần tới 30.000 xe téc chở dầu chạy hơn 1000km để về Trung Hoa, điều này là không tưởng!
Còn giải pháp nào nữa không?
Thưa là có, đó là Trung Hoa và Myanmar đã ký 1 thỏa thuận, trong đó Trung Hoa sẽ thi công 1 đường ống dẫn dầu từ cảng biển Kyaukryu của Myanmar về Trung Hoa (Cảng này cũng do Trung Hoa giúp đỡ xây dựng). Chỉ tiếc rằng, dự án này đến 2013 mới hoàn tất, để đưa vào sử dụng chính thức cùng cần thêm nhiều thời gian nữa.
Túm lại, nếu uýnh ngay, Việt Nam nên sử dụng chiến thuật du kích Hit&Run, dụ cho Trung Hoa sa lầy và Trung Hoa sẽ cầm chắc thất bại.
Tạm thời cập nhật được như vậy đã, xin tiếp tục sau khi có thông tin mới.

No comments: