Tuesday, May 31, 2011

18 sự thật về Trung Hoa khiến bạn phải suy nghĩ

Nguồn: http://www.businessinsider.com/facts-about-china-blow-your-mind-2011-5#

Đây là những câu chuyện kỳ lạ mà có thể bạn đã từng nghe về Trung Hoa, một đất nước lớn nhất thế giới vẫn khiến cho bạn phải giật mình.
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa như giờ đây chưa từng có trong tiền lệ. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một nền kinh tế mới nổi đã chuyển mình trở thành một võ sỹ địa chính trị mà có thể nói chuyện tay đôi với Ben Bernanke (Chủ tịch FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Dù muốn dù không, Trung Hoa đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy cùng hy vọng cho nó không bị sụp đổ.

#1: Trung Hoa tiêu thụ 53% xi măng, 48% thép và 47% than đá của thế giới và một lượng lớn các mặt hàng chính yếu khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thực phẩm,..)


#2: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Hoa nhanh gấp 7 lần so với Mỹ trong vòng 1 thập kỷ qua (316% so với 43%)

#3: GDP đầu người của Trung Hoa đứng thứ 91 trong các nước có GDP thấp nhất thế giới, dưới cả Bosina & Herzegovina.

#4: 85% cây thông Giáng sinh nhân tạo được sản xuất tại Trung Hoa. Tương tự như vậy là 80% đồ chơi (được làm tại Trung Hoa)

#5: Nếu dành toàn bộ thu nhập 1 năm cho việc mua nhà, một cư dân mức trung bình ở Bắc Kinh chỉ có thể mua được 10 feet vuông (1 foot = 0,3048m) tức là khoảng 3m vuông.
Tất nhiên là không ai có thể tiêu toàn bộ thu nhập 1 năm vào việc mua nhà được.
Một mét vuông nhà ở Bắc Kinh có giá trung bình 26,000 Nhân dân tệ (tương đương 3,800 USD), nhưng thu nhập đầu người là 2,000 Nhân dân tệ/tháng, theo Asia Times.

#7: Trung Hoa tiêu thụ 50,000 điếu thuốc lá mỗi giây. (Hút ít quá, cần phải hút nhiều hơn nữa cho thế giới được nhờ)

#8: Tàu "cao tốc" nhanh nhất của Mỹ cũng chỉ chạy bằng 1/2 so với tàu của Trung Hoa chạy tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh (150 dặm/ giờ của Mỹ so với 302 dặm/giờ của Trung Hoa)

#9: Sa mạc khổng lồ Gobi của Trung Hoa rộng bằng nước Peru và đang mở rộng 1,400 dặm vuông mỗi năm do cạn kiệt nguồn nước, tàn phá rừng và nạn chăn thả bừa bãi (Peru, một nước nằm ở phía Tây châu Nam Mỹ, giáp Brasil, Chile, Bolivia,.. có diện tích khoảng 1,285 triệu km vuông)

#10: Trung Hoa có 64 triệu căn hộ bỏ hoang, bao gồm các thành phố trỗng rỗng toàn bộ:

#11: Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới tại Trung Hoa, nhưng vẫn để trống tới 99% diện tích từ năm 2005 đến nay.
Nguồn: Daily Mail

#12: Mỗi năm, có khoảng 10,000 người Trung Hoa bị tống vào các nhà tù "đen" mà không cần bị kết án.
Nguồn: Human Rights Watch. Nhà tù "đen" xuất hiện kể từ sau việc cấm giam giữ tùy tiện. Tù nhân trong các nhà tù này bị bỏ đói, hãm hiếp và bị lạm dụng.

#13: Đến năm 2025, Trung Hoa sẽ xây dựng số tòa nhà chọc trời đủ để đặt vào MƯỜI thành phố cỡ New York.

"Tới năm 2025, 40 tỷ mét vuông sàn sẽ được xây dựng - trong 5 triệu tòa nhà. 50,000 trong số những tòa nhà đó sẽ là các tòa chọc trời, tương đương mười thành phố New York". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#14: Đến năm 2030, Trung Hoa sẽ tăng thêm dân số thành thị nhiều hơn toàn bộ dân số Hoa Kỳ.

"Đến năm 2030, các thành phố của Trung Hoa sẽ được tăng thêm 350 triệu người- số tăng thêm này còn nhiều hơn cả dân số nước Mỹ ngày nay". Nguồn Mckinsey, "Preparing for China's urban billion"

#15: Số người theo đạo Thiên chúa giáo của Trung Quốc nhiều hơn cả ở nước Ý.
Do việc phát triển nhanh chóng của Thiên Chúa giáo tại Trung Hoa, hiện nay nước này ước tính có tới 54 triệu người Thiên chúa giáo, trong đó 40 triệu người theo Tin lành và 14 triệu người theo Công giáo.
Nước Ý hiện nay có dân số 60 triệu người, trong đó 79% là theo Thiên Chúa giáo, điều này có nghĩa là có khoảng 47,7 triệu người theo Thiên chúa giáo, ít hơn 12% so với Trung Hoa.

#16: Người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa gấp hai lần người Mỹ
Một điều ấn tượng là 74% người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa, nhiều hơn Mexico (69%), Argentina (68%) và Anh Quốc (68%)
Chỉ có Nga (48%). Mỹ (42%), Nam Phi (41) và Ai Cập (25%) vẫn hoài nghi về học thuyết của Darwin.

#17: Trung Hoa đưa ra xử tử hình số người nhiều gấp ba lần phần còn lại của thế giới cộng lại. Để tăng năng suất xét xử, họ thậm chí còn sử dụng cả xe hành hình lưu động.

Trung Hoa đã thực hiện ít nhất 1,718 vụ hành hình trong năm 2008, nhiều gấp 3 lần phần còn lại của thế giới, theo tổ chức Ân xá Quốc tế. Một số phân tích cho rằng con số hàng năm lên đến 6,000 vụ.

Rất nhiều các vụ hành hình được thực hiện trên đường phố, sử dụng các phương tiên lưu động được thiết kế bởi Jinguan Motor: "Nhà xản suất xe tải hành hình này cho rằng các phương tiện và thuốc tiêm là sự thay thế văn minh cho các đội xử bắn, nó kết thúc sự sống của người bị kết tội nhanh hơn, lâm sàng hơn và an toàn hơn. Việc chuyển đổi từ xử bắn sang tiêm thuốc là dấu hiệu cho thấy Trung Hoa "đang thúc đẩy quyền con người", Kang Zhongwen cho biết, ông là người thiết kế xe tải hành hình Jinguan Motor, mà "Quỷ" Zhang (còn gọi là Zhang 9 ngón, do bị bố cắt 1 ngón tay khi bắt quả tang ăn trộm, sau này trở thành tên tội phạm khét tiếng cướp của, hiếp dâm,..) đã được ngồi lần cuối cùng trên chiếc xe đó.

#18: Khi bạn mua các cổ phiếu Trung Hoa, về cơ bản, bạn đang đầu tư vào Chính phủ Trung Hoa. Tám trên mười công ty chứng khoán hàng đầu của sàn giao dịch Thượng Hải là các công ty Nhà nước.

Tám trong mười cổ phiếu lớn nhất sàn giao dịch CK Thượng Hải không nói lên điều nhưng đó là các công ty Nhà nước, bao gồm:

1. PetroChina
2. Industrial and Commercial Bank of China
3. Sinopec
4. Bank of China
5. China Shenhua Energy Company
6. China Life Insurance Company
7. Bank of Communications
8....
Nguồn: Wikipedia etc.

#18*: Bonus: GDP Trung Hoa có thể vượt Mỹ trong vòng chưa tới 15 năm nữa.
"Tốc độ tăng trưởng của Trung Hoa sẽ được củng cố bởi sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, trong đó sẽ chiếm khoảng 70% tăng trưởng GDP toàn cầu trong thập kỷ tới, Jun Ma, Kinh tế trưởng Trung Hoa Đại Lục của ngân hàng Deutsche Bank cho biết trong một hội nghị đầu tư tại Hồng Kông"

"Tới những năm đầu 2020, Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ về GDP, Ma cho biết, lưu ý rằng dự báo đã có những bước tiến đáng kể so với quan điểm của ông từ cách đây 2 năm.

"Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Hoa có thể vượt qua Mỹ trong 10 năm tới, một khoảng thời gian kéo theo việc tăng giá dần dần của đồng Nhân dân tệ", Ma nói"
Nguồn: MarketWatch

#18**: Bonus: Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Hoa sụp đổ?
10 bang của Hoa Kỳ sẽ bị bức tử nếu Trung Hoa làm chậm lại quá trình nhập khẩu.

Trung Hoa đang ngày càng giận giữ với việc Ben Bernanke cam kết về một đồng Đô la yếu hơn.

Họ sẽ đáp lại như thế nào?
Cuộc chiến thương mại dường như có thể xảy ra. Hãy nhớ lại vụ cấm xuất khẩu đất hiếm sau một vụ tranh chấp ngoại giao với Nhật Bản.
Mười bang xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Hoa sau đây sẽ có nhiều thứ để mất, theo số liệu từ Hội đồng thương mại Hoa Kỳ - Trung Hoa.


Saturday, May 21, 2011

"Cuộc chiến" giữa Trung Hoa và Việt Nam như là công xưởng tương lai của thế giới

Đọc để thấy rằng, dù có muốn đi theo Trung Hoa, vẫn còn rất rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh với họ.
=======================================


Ngày 20 tháng Năm - Là một "Sự thay thế của Trung Hoa" trong toàn bộ nền sản xuất có hiệu quả và chất lượng, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã và đang vươn lên, thế nhưng ngành công nghiệp và phát triển thị trường đóng vai trò quyết định trong việc chuyển tới Việt Nam. Với các ngành công nghiệp như may mặc và sản xuất đồ chơi, nơi mà giá thành sản xuất thấp là mối quan tâm hàng đầu, thị trường lao động sẽ phản ứng rất nhanh nhạy với việc gia tăng chi phí nhân công, do đó sẽ yêu cầu cắt giảm chi phí đầu vào như là mặt bằng và lao động. Đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn, điều này có thể dẫn đến việc xây dựng một cơ sở sản xuất ở Việt Nam nhằm bổ sung mở rộng vào thị trường Việt Nam.

Một số nhà phân tích cho rằng vấn đề chi phí nhân công ngày một cao của Trung Hoa như một ảnh hưởng rõ ràng nhất của thị trường lao động toàn cầu và tác động đến quyết định sản xuất của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa. Một số khác thì dự đoán một tình huống yên tĩnh hơn, sẽ có một số ảnh hưởng nhưng Trung Hoa vẫn sẽ giữ được phần lớn các lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo một báo cáo của Caixin, chi phí nhân công gia tăng thực tế của Trung Hoa không làm thay đổi cơ cấu chi phí của thị trường lao động. Trên thực tế, báo cáo chỉ rằng, "chi phí nhân công thực tế, sau khi trừ đi lạm phát và năng suất lao động tăng lên, chúng giờ đây còn thấp hơn năm 2001"

Trung Hoa vẫn sẽ là một đối thủ quốc tế mạnh và việc tăng chi phí nhân công là "không có khả năng làm thay đổi quyết định quan trọng đó", phóng viên Stephen S. Roach của China Daily viết. Điều này dường như phù hợp với các bằng chứng gần đây cho thấy để đáp lại các cuộc đình công ở Trung Hoa, các công ty dường như sẵn sàng thỏa hiệp để tăng chi phí nhân công hơn là chuyển sang quốc gia khác (Honda và Foxconn Technology là 2 ví dụ).

Dịch chuyển sản xuất từ Trung Hoa sang Việt Nam, dường như không phải là liều tiên dược cho các vấn đề về chi phí nhân công tăng cao hay các vấn đề lao động khác ở Trung Hoa. Đối với các công ty nước ngoài có mặt nhiều năm ở Trung Hoa, dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam cũng đồng nghĩa với các cơ hội xem xét về chi phí trong khu vực như là cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ lao động. Di chuyển sang Việt Nam phải được cân nhắc trong chiến lược dài hạn của các công ty đồng thời cũng sẽ đòi hỏi việc làm quen với hệ thống pháp luật và quy định của Việt Nam. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là liệu việc tiết kiệm chi phí sản xuất có đru bù đắp được các thách thức tiềm tàng sẽ gặp phải ở Việt Nam?

Đối với những công ty có phản ứng không linh hoạt với vấn đề chi phí nhân công hoặc yêu cầu lao động chất lượng cao, có lẽ họ sẽ gắn bó với cơ sở sản xuất mà họ đã quen thuộc. Chi phí nhân công tăng cao là một thành phần của sản xuất, và thế mạnh của Trung Hoa trong cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề có lẽ đủ để giữ các công ty nước ngoài trong trung và ngắn hạn. Với Trung Hoa, bên cạnh vấn đề chi phí nhân công, các nhân tố quan tâm khác bao gồm mạng lưới cung ứng trải rộng, hiệu suất cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo. Thực tế, một bài báo kinh tế năm 2010 khuyến nghị rằng "Trung Hoa tiếp theo" của sản xuất giá thành thấp có thể dịch chuyển rất tốt từ các tỉnh khu vực duyên hải vào các tỉnh phía sâu trong lục địa, hơn là dịch chuyển sang Việt Nam. Vì vậy, ở một vài khía cạnh, "Trung Hoa thay thế" tốt nhất vẫn là chính Trung Hoa, chỉ cần nhìn sâu vào trong lục địa. Điều này cũng đã được chúng tôi đề cập khá nhiều lần trong ấn bản tháng Ba của tạp chí China Briefing dưới tiêu đề: "Operation Costs of Business in China's Inland Cities" (tạm dịch là: Chi phí vận hành của doanh nghiệp ở các thành phố lục địa Trung Hoa)

Thách thức trong việc dịch chuyển đển Việt Nam
Một số nhân tố, cũng được áp dụng chung cho các nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Nam Á, đã đưa Việt Nam như là một "sự thay thế Trung Hoa" vào một câu hỏi. Những nhân tố lo lắng tiềm ẩn bao gồm nhân công tay nghề thấp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, hệ thống cung ứng phát triển, nền kinh tế không tin cậy. Những thành phần này tạo ra một môi trường đầu tư không chắc chắn có thể khiến cho việc vận hành của các công ty nước ngoài không thông suốt như họ hy vọng.

Lao động tay nghề thấp:
Việt Nam phải đối diện với thách thức trong vấn đề năng suất và chất lượng, nơi mà Trung Hoa vẫn đang có lợi thế cạnh tranh. Chất lượng lao động là vấn đề quan trọng đối với sản xuất của một công ty nước ngoài tại bất kỳ quốc gia nào, buông lỏng trong quản lý và khả năng tái đào tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng sản xuất. Cho dù gia tăng chi phí nhân công khiến cho công nhân Trung Hoa trở nên kém cạnh tranh hơn, nhưng họ vẫn có mức tay nghề và năng suất cao dẫn đến họ vẫn giữ vững được nhu cầu lao động.

Bài báo Kinh tế nêu trên nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ thực sự trở thành "Trung Hoa tiếp theo" xoáy sâu vào sự thật rằng đất nước này hầu như miễn nhiễm với các thách thức về bất ổn lao động và chất lượng nhân công.
Cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam có thể là trở ngại cho việc đầu tư, ảnh hưởng tới vận chuyển và vận hành thông suốt. Năm trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận thức được những thách thức về cơ sở hạ tầng: "Chính phủ Việt Nam nhận thức được rất rõ các khó khăn trong môi trường đầu tư, trước hết là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng và năng lượng".

Cho dù Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, theo phát biểu trên, Trung Hoa vẫn là một tay trên trong lĩnh vực này.

Gianfranco Lanci, Giám đốc điều hành công ty máy tính Acer, đã có nhận xét rằng, Việt Nam vẫn đứng sau Trung Hoa khi nói đến việc vận hành và trích dẫn này như một nhân tố quan trọng trong quyết định không dịch chuyển sản xuất tới Việt Nam.

"Không có sự thay thế cho chuỗi cung ứng của Trung Hoa. Các nước khác (như là Việt Nam) vẫn đứng khá xa phía sau", Lanci cho biết.

Bất ổn kinh tế:
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để thích nghi với những áp lực thị trường hơn, có nhiều thách thức trong phát triển như là các thủ tục rườm rà, không minh bạch (về pháp lý và tài chính) cũng như vấn đề chậm cấp phép đầu tư. Một số các vấn đề kinh tế khác bao gồm lạm phát cao và ngân sách chi tiêu công cũng được liệt kê thêm vào các bẩt ổn kinh tế trong tương lai.

Do đó, trong khi xem xét việc gia tăng chi phí khắp Trung Hoa như là dấu hiệu rằng đất nước được coi là công xưởng của thế giới đã được quan tâm, sẽ là sai lầm nếu hoàn toàn bỏ qua các lợi thế khác đến từ một đất nước có thị trường sản xuất đầy kinh nghiệm. Đó sẽ không phải là một điểm đến sản xuất rẻ nhất châu Á, nhưng Trung Hoa vẫn cung cấp cơ sở hạ tầng tin cậy, mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và lao động có tay nghề cao, tất cả với một giá cả cạnh tranh.

Dưới đây là hình minh họa tuyệt vời từ báo The Wall Street Journal xem xét đến những ưu và khuyết điểm của Trung Hoa và Việt Nam như một điểm đến của sản xuất dệt may (cùng với Ấn Độ cũng là một giải pháp tốt).


Monday, May 16, 2011

Việt Nam mạnh tay với nạn mại dâm


Việt Nam vừa tiết lộ một kế hoạch có trị giá nhiều triệu đô la trong năm năm, về việc bài trừ nạn mại dâm, vốn rất phổ biến nhưng được coi như ung nhọt xã hội trong đất nước cộng sản.

Kế hoạch nhắm tới việc giảm tệ nạn mại dâm bước đầu là 40% tới năm 2015, chính phủ cho biết trong 1 phát biểu trên website ngày Thứ ba.

Với kinh phí 629 tỷ đồng (khoảng 30 triệu USD), chương trình "hướng đến các phường xã sạch bóng mại dâm và giảm thiểu các ảnh hưởng của nó với xã hội".

Điều tra, hướng nghiệp cho các lao động đã từng bán dâm trước đây và công bố nhận thức là các biện pháp chính phủ sẽ quyết tâm bài trừ nạn mại dâm, vốn được coi là bất hợp pháp.

Phương tiện truyền thông trong nước ước tính có từ 30.000 đến 40.000 gái mại dâm trên toàn quốc và ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục phát triển cho dù đã từng có các chương trình bài trừ trước đó.

Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu


Trong bốn tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 42.000 tấn hạt tiêu trị giá 208 triệu USD, vượt qua ông vua hạt tiêu Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo báo cáo của Bộ này, trong 6 tháng cuối năm 2010, giá hạt tiêu tăng từ 45% đến 60% so với 6 tháng đầu năm và sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Việt Nam dự kiến xuất khẩu 120.000 tấn hạt tiêu trong năm 2011, trị giá khoảng 470 tỷ USD, theo báo cáo của Bộ Công thương.

Tuy nhiên, Việt Nam thường chỉ xuất khẩu hạt tiêu thô, trong khi các quốc gia khác, kể cả Ấn Độ, Brazil, Indonesia lại xuất khẩu hạt tiêu qua chế biến có chất lượng cao với giá tốt hơn. Để phát triển lĩnh vực này, những người trong cuộc cho rằng, nhà nước cần tập trung phát triển thương hiệu sản phẩm và cải thiện chất lượng hạt tiêu.
=======================
Còn rất nhiều slot cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam, đối thủ lại chỉ là các nước có khoảng cách không lớn lắm với mình.
Cố lên nào Việt Nam!


Thursday, May 12, 2011

Thụy sỹ hỗ trợ phát triển năng lượng xanh


Thụy Sỹ sẽ cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá $ 2.430.000 để giúp thực hiện Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo (REDP).

Các thỏa thuận song phương đã được ký kết ngày hôm qua tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và Đại sứ Beatrice maser Mallor - Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Phát triển thuộc Ủy ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO).

Tại buổi lễ ký kết, Đại sứ Thụy Sĩ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và bày tỏ hy vọng rằng gói viện trợ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và / hoặc sinh khối.
Thứ trưởng Vượng bày tỏ tin tưởng rằng dự án sẽ giúp Việt Nam mở rộng phát triển kinh tế xã hội. REDP, được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn, bao gồm cả đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, thiết lập các sáng kiến chính sách phát triển, và phát triển các dự án năng lượng tái tạo cho tương lai

Việt Nam chủ trì hội nghị về Dịch vụ Quân y ASEAN



Đại diện Quân y Cục và Quân đội các nước ASEAN dự kiến ​​sẽ tham dự một hội nghị về Dịch vụ Quân y tại Hà Nội vào ngày 26-29/5, theo một công bố của Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm thứ Năm.

Các đại biểu từ Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam sẽ thảo luận các biện pháp về hợp tác trao đổi thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa dịch vụ Quân y các nước ASEAN trong các lĩnh vực như nâng cao nhận thức về y tế cộng đồng, giải quyết vấn đề môi trường và các hoạt động từ thiện ủng hộ nạn nhân thiên tai.

Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên theo sáng kiến ​​của Việt Nam và được các quan chức Quốc phòng khối ASEAN phê duyệt.

Wednesday, May 11, 2011

Vàng, định luật Gresham và Đồng Việt Nam

Bài viết đang trên trang Vietnamica, ngày 11 tháng Năm năm 2011, nguồn: http://www.vietnamica.net/gold-greshams-law-the-dong/

Vàng, định luật Gresham và Đồng (VNĐ)

Ngày 11 tháng Năm năm 2011(tác giả Ben Traynor, Bullion Vault, tái bản bpưởi Vietnamica.net) - Điều gì sẽ xảy ra nếu như người dân chủ động từ bỏ đồng tiền chính thức của mình?

Chính phủ các nước thường bị "ru ngủ" để quên đi điều này. Ngày nay, nó có nghĩa là các khoản nợ quốc gia và buông lỏng tiền tệ. Nhưng cách đây vài trăm năm, nó có nghĩa là làm giảm chất lượng đồng xu.

Các đồng bạc và vàng có thể bị cắt xén bớt, với một lương rất nhỏ kim loại bị bào mòn các cạnh khi đi qua bàn tay của Chính phủ - hoặc chúng có thể được đúc với hàm lượng kim loại quý thấp hơn so với giá trị nó mang. Điều này cho phép cơ quan tiền tệ sản xuất được nhiều tiền hơn trên cùng một lượng kim loại, làm tăng sức mạnh chi tiêu của chính phủ trên thị trường.

Kết quả là các đồng xu đó giá trị ghi trên bề mặt tuy bằng nhau nhưng chưa chắc đã chứa giá trị vật chất bên trong giống nhau. Và điều này thường dẫn đến một hiện tượng thú vị hơn. Khi mọi người biết được có 2 loại đồng xu "tốt" và "xấu" đang lưu thông, họ quay sang tiêu xài đồng xu "xấu" và tích trữ đồng xu "tốt". Rất nhanh sau đó, tất cả các đồng xu tốt biến mất vào trong các két tích trữ. Chỉ còn các đồng tiền "xấu" lưu thông.

Điều này được gọi là định luật Gresham, đặt theo tên của một nhà tài chính thế kỷ 16, Sir Thomas Gresham. Trong một dạng đơn giản nhất, định luật Greham được phát biểu như sau: "Tiền xấu hất cẳng tiền tốt" và đó không chỉ là câu chuyện lịch sử. Định luật Gresham vẫn sống và tồn tại tới ngày hôm nay, không đâu rõ ràng hơn ở Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam ngày nay sử dụng 3 loại tiền tệ khác nhau. Đó là đồng tiền chính thức: Việt Nam Đồng. Đó cũng là Đô la Mỹ, loại tiền mà người Việt quay sang tin tưởng nhiều hơn. Và cuối cùng là vàng.

Vàng là một câu chuyện lớn tại Việt Nam. Trung bình người Việt chi tiêu mỗi đồng Đô la kiếm được cho vàng nhiều hơn bất cứ đâu trên Trái đất. Tổng lượng vàng được mua lên đến 3.1% GDP trong năm trước.(Để dễ so sánh, số lượng vàng được mua cho mục đích cá nhân của Ấn Độ là 2.5% và Trung Quốc là 0.4%)

Tất cả nói lên rằng, dự kiến có 500 tấn vàng - hơn 24 tỷ USD trị giá - đang được cất trữ, theo tính toán của Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hội đồng kinh doanh Vàng Việt Nam. Nó được cất dưới đầu giường và chôn ngoài vườn. Nhưng vàng không chỉ là phương tiện tích trữ giá trị ở Việt Nam, nó còn là phương tiện trao đổi, nó giải thích vì sao, trong sinh hoạt hàng ngày, nó cũng có chức năng như một loại tiền tệ.

Ở Việt Nam, bạn có thể gửi vàng vào ngân hàng và hưởng lãi suất. Người dân trưng giá nhà bằng vàng và thanh toán với nhau bằng các lượng vàng miếng - mỗi miếng cân nặng xấp sỉ 1,2 ao-xơ tơ-rôi (troy ounce, đơn vị đo lường vàng ở Anh). Điều này trở nên có ý nghĩa khi bạn nhận ra Việt Nam là một xã hội phần lớn sử dụng tiền mặt. Một đơn vị bất động sản có thể có giá lên tới 4 tỷ Đồng, quả là một số lượng tiền giấy cần kiểm đếm.

Nhưng nếu như người dân Việt Nam thích sở hữu vàng thì ngân hàng nhà nước lại không nói như vậy. Trong vài năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị định và Thông tư có hiệu lực kết hợp, cho dù là giải pháp tình thế hay có chủ đích, đã làm suy yếu vai trò tiền tệ của vàng, như:

- Tháng Sáu-2008: Cấm nhập khẩu vàng (mặc dù nạn buôn lậu vẫn còn tiếp diễn);
- Tháng Ba - 2010: Đóng tất cả các sàn giao dịch vàng;
- Tháng Mười - 2010: Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22, cấm các ngân hàng giao dich với nhà sản xuất và kinh doanh vàng miếng.
- Tháng Năm - 2011 - Ngân hàng Nhà nước cấm toàn bộ hoạt động cho vay vàng.

Nghị định mới nhất là một nỗ lực nhằm chấm dứt nghiệp vụ trả lãi suất cho vàng của các ngân hàng (có lẽ với hy vọng rằng người dân sẽ dùng tiền giấy thay cho vàng). Cho tới nay, các ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất cho việc gửi tiết kiệm bằng vàng vật chất. Họ bán đi các vàng này lấy tiền Đồng để cho khách hàng vay và rồi mua một lượng tương đương vàng đặt trước từ các ngân hàng vàng quốc tế.

Việc này vẫn có thể tạo ra lợi nhuận do lãi suất (cho vay) trong nước có xu hướng cao đủ để bù đắp chi phí mua bán kỳ hạn và lãi suất phải trả cho khách hàng gửi vàng. Về cơ bản, đó là carry trade (không biết dịch là gì :-D), mượn vàng (từ người gửi) với giá thấp, cho vay với giá cao.

Tuy nhiên, từ ngày 1 tháng Năm, các ngân hàng sẽ bị cấm không được thực hiện các hoạt động cho vay vàng và từ tháng Năm năm 2013 sẽ phải chấm dứt việc trả lãi cho các khoản gửi vàng.

Giải pháp muộn màng này có thể gây ra một cuộc tranh cãi lớn sau đó. Như bạn có thể dự đoán, với kênh cho vay bị khóa, sẽ không còn tiền trong đó nữa. Lãi suất vàng tiết kiệm tất nhiên đã giảm mạnh.

Vậy tại sao tất cả luật chơi lại thay đổi? Rõ ràng các cơ quan chức năng coi vàng như một "ảnh hưởng xấu", một nhân tố gây bất ổn trong một bức tranh kinh tế vốn đã lộn xộn.

Hãy xem xét các vấn đề nhức nhối sau của Việt nam:

#1. Thâm hụt thương mại lớn và ngày càng gia tăng - Thâm hụt thương mại năm 2010 vào khoảng 12% GDP, thậm chí còn tệ hơn, nó còn tăng thêm trong 4 tháng đầu năm.

#2. Lạm phát gia tăng - Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI lạm phát đã đạt con số khổng lồ 17.5% - dù cho chính sách thắt chặt tiền tệ đã được tung ra.

#3. Sự tụt giá của đồng tiền - Đồng Việt Nam đã mất giá sáu lần kể từ tháng Sáu năm 2008. Lần gần đây nhất là ngày 11 tháng Hai năm nay, nó tụt mất 8.5%.

Tất cả nghe có vẻ quen thuộc? Theo cách nhìn của Ngân hàng Nhà nước, xu hướng mua vàng của người dân Việt Nam làm cho vấn đề trở nên xấu đi. Nhập khẩu vàng làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại (nó không có đầu ra cho khai khoáng nội địa). Do đó, việc mua vàng làm suy yếu đồng nội tệ, đồng thời đẩy áp lực lên lạm phát. Việc sở hữu vàng (mà thực ra là cả USD) cũng làm suy yếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, do đó họ chỉ áp lãi suất trên Đồng Việt Nam.

Nhưng bạn không thể đổ lỗi một cách cứng nhắc cho người dân Việt Nam vì việc mua và tích trữ vàng. Không phải khi mà lãi suất cơ bản công bố ở mức 9%, cao hơn so với mức tiêu chuẩn ở phương Tây gần như 0%, mà còn tệ hơn khi bạn nhớ rằng lạm phát của Việt Nam đang tăng cao ở mức 17.5%.

Điều đó có nghĩa lãi suất thật của tiền Đồng là âm 8.5%. Thật là ma quái khi nó đúng bằng tỷ lệ mất giá gần đây nhất của tiền Đồng.

Về vấn đề này, việc sở hữu vàng là hậu quả trực tiếp của các điều kiện kinh tế. Cách duy nhất mà Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp cho người dân Việt Nam với một động lực cho việc gửi tiết kiệm tiền Đồng sẽ là tăng lãi suất danh nghĩa lên cao hơn mức lạm phát, và do đó cung cấp một mức lãi suất thực nhận hợp lý. Nhưng điều này có nghĩa là lãi suất ít nhất phải ở khoảng 20%. Việc này không chỉ làm cho nền kinh tế nội địa gặp khó khăn, nó gần như chắc chắn đẩy tiền Đồng lên, dẫn đến thâm hụt thương mại thậm chí còn tệ hơn.

Không khả thi, do đó, để trực tiếp thuyết phục mọi người tiếp tục giữ tiền giấy, nhà chức trách đã tung ra kế sách thay thế làm mất đi dần chức năng tiền tệ của vàng. Nhưng việc này rồi cũng sẽ không khả thi. Người dân vẫn sẽ ưu tiên tích trữ vàng vì tiền Đồng không đáp ứng được một tính năng cơ bản nhất của tiền tệ. Đó là bảo toàn giá trị.

Đó là lý do tại sao người dân Việt Nam vẫn tiếp tục tích trữ "tiền tốt" (là vàng) trong khi bỏ qua những thứ không tốt khác xung quang. Đúng như định luật Gresham đã chỉ ra.

Việt Nam đang bị kẹt trong vòng tròn lạm phát - mất giá. Người dân bình thường không tin tưởng vào tiền giấy và họ bán nó để lấy những thứ tốt hơn. Điều này làm giảm đi của nó với các loại tiền tệ khác. Nó cũng giảm giá trị so với các sản phẩm và dịch vụ, hình thành nên việc tăng CPI. Tất cả điều này khiến cho tiền Đồng trở nên kém phổ biến.

Có khi nào vòng tròn luẩn quẩn này tấn công đồng USD, bảng Anh, hay đồng EUR? Có thể nó đã bắt đầu. Giá vàng và bạc đã tăng mạnh trong một thập kỷ qua với tất cả các đồng tiền, đặc biệt là so với đồng Đô la trong năm 2011. Điều này cho chúng ta thấy, người phương Tây - cũng như người Việt Nam- đều muốn hoán đổi tiền giấy lấy tiền vàng.

Nếu đồng Đô la và các đồn tiền anh em của nó tiếp tục mất giá, sẽ có rất nhiều các nhà giữ tiền mặt khác xem xét chuyển sang giữ tiền vàng.

*Lưu ý: Bài viết này nhằm thông báo để bạn suy nghĩ, không phải khuyên bạn làm theo. Chính bạn là người quyết định nơi nào tốt nhất cho tiền của bạn, và bất kỳ quyết định nào của bạn cũng sẽ đặt tiền của bạn vào rủi ro. Thông tin hoặc dữ liệu trong bài viết có thể bị lạc hậu bởi các sự kiện nào đó, bạn phải kiểm tra lại nó và lựa chọn hành động dựa trên đó. Để biết thêm thông tin về vàng, vui lòng truy cập http://www.bullionvault.com/
===========

Về tác giả:Ben Traynor là biên tập viên của Gold News, trang phân tích và nghiên cứu đầu tư của nhà cung cấp dịch vụ vàng hàng đầu thế giới BullionVault, trước đây từng là biên tập viên của Fleet Street Letter. Tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Cambridge, Ben Traynor là một cây viết và biên tập viên chuyên nghiệp đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế tiền tệ. Email:twocents@bullionvault.com

Tuesday, May 10, 2011

Những thành phố ma ở Trung Hoa


Bài dịch từ trang dailymail của Anh, được đăng ngày 18 tháng Mười hai năm 2010, nguồn: http://www.dailymail.co.uk/news/article-1339536/Ghost-towns-China-Satellite-images-cities-lying-completely-deserted.html#ixzz1Lu0G6xAU

Những thành phố ma ở Trung Hoa: Những hình ảnh hãi hùng từ vệ tinh cho thấy các thành phố được cho là nơi an cư của hàng triệu hộ gia đình đang bị bỏ hoang.

Những hình ảnh vệ tinh này cho thấy các thành phố trải dài tới các vùng xa của Trung Hoa đã bị bỏ hoang hoàn toàn, chỉ vài năm sau khi chúng được xây dựng.

Các công trình xây dựng công cộng và không gian mở hoàn toàn không được sử dụng, ngoại trừ một số phương tiện của chính phủ hoạt động gần các văn phòng của chính quyền cộng sản.

Một số ước tính cho rằng số các căn hộ bỏ trống là khoảng 64 triệu, có tới khoảng 20 thành phố mới đang được xây dựng hàng năm trên các vùng đất trống rộng lớn trải dài khắp đất nước.

Các bức ảnh đã như minh chứng cho lời một cố vấn chính phủ Trung Hoa về vấn đề bong bóng bất động sản của quốc gia ngày một tệ hơn, với giá bất động sản ở các thành phố lớn tăng vượt quá giá trị thực đến 70%


Thành phố ma: Kangbashi đã được xây dựng để trở thành trung tâm đô thị của cộng đồng khai khoáng giàu có Ordos và là nơi định cư của hơn một triệu công nhân, nhưng những con đường của nó vắng vẻ 1 cách kỳ lạ và những ngôi nhà thì trống rỗng.

Thành phố Bayannao?er gần như trống rỗng, tự hào có một quảng trường thành phố xinh đẹp và một công tình xử lý nước do Worldbank tài trợ.

Trong số 35 thành phố được khảo sát, giá bất động sản tại 11 thành phố bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải đã vượt giá trị thực từ 30%-50%, tờ China Daily cho hay, trích dẫn từ Viện Khoa học Xã hội Trung Hoa.

Giá ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh miền đông nam Phúc Kiến, có mức bóng bóng bất động sản tồi tệ nhất, với giá nhà trung bình cao hơn 70% so với giá trị thực, theo một khảo sát được thực hiện trong tháng Chín.

Giá trung bình của 35 thành phố được khảo sát cao hơn 30% so với giá trị thực, báo cáo cho biết.

Giá bất động sản vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao chót vót mặc cho chính phủ áp dụng một loạt các biện pháp từ tháng Tư, bao gồm cả việc tăng mức đặt cọc lên đến 30% và yêu cầu các ngân hàng không cung cấp tín dụng cho việc mua căn nhà thứ 3.

Giá ở 70 thành phố lớn tăng 0.2% trong tháng Mười so với tháng trước và tăng 8.6% so với năm trước, số liệu chính thức cho thấy.
Việc tăng giá bắt đầu từ lần tăng 0.5% trong tháng Chín, lần tăng đầu tiên kể từ tháng Năm.


Trịnh Châu Mới, thành phố ma lớn nhất, hoàn chỉnh với toàn bộ các tòa nhà cùng các căn hộ hoàn toàn trống rỗng.
Bong bóng BĐS: Trịnh Châu Mới, các tòa nhà công cộng, công trình chức năng rộng lớn chưa từng được sử dụng.
Một nửa của thành phố Erenhot trống rỗng, nửa còn lại vẫn chưa hoàn thành
Và đây là Bangbashi, thành phố với sức chứa 300,000 dân - kia là 30,000 ngôi nhà

Các biện pháp kích thích khổng lồ được tung ra để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bơm một lượng lớn tiền ra thị trường, đây được cho là nguyên nhân chính đẩy giá bất động sản lên cao.

"Mục tiêu của chính phủ là không rõ ràng và các chính sách là không mạch lạc", Ni Pengfei, nghiên cứu viên cao cấp của CASS cho biết.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Time, đầu tư vào tài sản cố định tại các quốc gia châu Á chiếm hơn 90% tổng tăng trưởng, trong đó đầu tư vào bất động sản dân cư và bất động sản thương mại chiếm một phần tư số đó.

Các chính quyền địa phương trên toàn Trung Hoa đã và đang xây dựng các dự án bất động sản lớn, bao gồm Kangbashi ở Nội Mông và Trịnh Châu Mới, mặc cho chúng vẫn đang trống rống vì mức giá cao cũng như lợi nhuận đầu tư.

Kangbashi, được xây dựng mới chỉ 5 năm, được coi như trung tâm đô thị của thành phố Ordos, cửa ngõ vùng khai khoáng giàu có với khoảng 1,5 triệu dân.

Nó được lấp đầy các tòa cao ốc văn phòng, trung tâm hành chính, viện bảo tàng, nhà hát và trung tâm thể thao cũng như hàng ngàn căn nhà nhưng vẫn như bỏ hoang hoàn toàn.

Thành phố ma Dantu, bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ qua
Khu vực màu cam phía đông bắc Xinyang vẫn chưa được đưa vào sử dụng
Không 1 chiếc xe hơi nào ngoại trừ khoảng 100 chiếc đậu quanh khu vực văn phòng chính quyền
Các tòa nhà dân cư không 1 bóng người thành phố Trịnh Châu Mới,

Giá cả vẫn tiếp tục bay cao, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào bất đông sản càng thúc đẩy bong bóng bất động sản.

Sự khởi đầu của vụ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ việc vỡ bong bóng bất động sản tại Mỹ và các chuyên gia lo ngại rằng tình huống tương tự tại Trung Hoa có thể chứng minh thảm họa của cuộc chiến đang tiếp diễn của các nền kinh tế và các hệ thống ngân hàng.

Bắc Kinh vừa tung ra giải pháp làm nguội giá bất động sản đang tăng cao 1 cách vô lý nhưng những nguy cơ của việc đổ vỡ làm cho chiến dịch gần như không thể dễ dàng triển khai trong năm tới.

Sự bất mãn của công chúng dâng lên bởi giá bất động sản tăng cao ở các thành phố của Trung Hoa cùng các giải pháp, được tung ra trong tháng Tư, cũng như việc hạn chế cho vay đã làm tăng thêm khó khăn cho các nhà đầu tư, xây dựng đầu cơ đất đai và đẩy giá lên.

Wang Shi, Chủ tịch Vanke China - tập đoàn xây dựng bất động sản lớn nhất Trung Hoa cho biết:
"Các biện pháp thắt chặt sẽ không được nới lỏng trong năm tới. Nếu chúng ta kiểm soát được mức độ tăng giá trong một khoảng hợp lý, đó đã là một thành tích".

Hầu hết khu vực xung quanh thành phố Dantu, không một bóng xe hơi, không có dấu hiệu của cuộc sống
Một khách sạn khổng lồ bỏ hoang tọa lạc trong thành phố Erenhot
Thành phố này được xây dựng giữa hoang mạc: Erenhot, Xilin Gol, Nội Mông

Doanh số bất động sản của Vanke đã vượt mức 15 tỷ USD trong năm nay, nhưng ông Shi khẳng định, Trung Hoa sẽ không kết thúc tồi tệ hơn Dubai - nơi mà giá bong bóng bất động sản đã nổ tung trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông nói: "Nó có thể thành rất rất tệ nếu không có các can thiệp của chính phủ. Nếu bong bóng nổ, nước Nhật của quá khứ sẽ là Trung Hoa hiện tại"

Nhưng nhà đầu cơ Jim Chanos lại vừa đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng hơn, ông dự báo rằng nền kinh tế Trung Hoa sẽ làm nổ bong bóng bất động sản.

Ông cho rằng, một quốc gia đang "trên một guồng máy kinh tế dẫn xuống địa ngục" và quả bóng bất động sản của đất nước sẽ "gấp 1000 lần Dubai".

Trong những năm 1980, Tolyo đã chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của bất động sản và một sự đổ vỡ như là 1 hậu quả tất yếu. Thị trường bất động sản Hongkong cũng đã trải qua một hiện tượng tương tự vào năm 1990.

Khu phát triển trị giá 19 tỷ USD được bao phủ bởi các khối nhà bỏ hoang
Khu vực phát triển này thậm chí còn chưa được đặt tên

Friday, May 6, 2011

Không hiểu có chuyện gì mà 2 ngày hôm nay chú Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ gặp cả Thủ tướng lẫn Tổng bí thư. Gặp TT thì bàn chuyện hợp tác Quốc phòng, gặp TBT thì phàn nàn là mới gặp TT hôm qua, tiến độ xây nhà máy thép chậm quá, đề nghị TBT nói thêm vào để đẩy nhanh tiến độ. Thế là thế nào nhỉ? để Bộ trưởng TC nó ép như ép mía thế à?



Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee hôm nay trước khi bắt đầu chuyến quay về. Trong cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính cho rằng Việt Nam và Ấn Độ có một quan hệ văn hóa chính trị rất lâu đời, được ghi nhận từ thời cựu thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này được tiếp nối bởi cựu Thủ tướng Ấn Độ Indria Gandhi và cựu Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng. Ngài Bộ trưởng Tài chính thông báo rằng mối quan hệ chiến lược giữa 2 quốc gia được triển khai từ năm 2007 là một bước ngoặt trong việc cải thiện quan hệ song phương. Mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và hội tụ lợi ích giữa 2 bên bao gồm cả lĩnh lực Quốc phòng.

Ông Trọng thông báo rằng Việt Nam và Ấn Độ thắt chặt quan hệ bằng cách trao đổi các chuyến thăm ở cấp cao hơn và có rất nhiều cơ hội để cải thiện hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Ông cũng hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia tiên tiến với nền công nghiệp hiện đại trong năm 2020 đồng thời đề nghị Ấn Độ hỗ trợ để Việt Nam đáp ứng được những thách thức này.

Bộ trưởng Tài chính Shri Mukherjee nói rằng ông đã gặp Thủ tướng Việt Nam vào hôm qua và có đề nghị Thủ tướng xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng bao gồm cả dự án nhà máy thép tại Việt Nam được thành lập bởi tập đoàn Công nghiệp Tata. Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết ông sẽ thảo luận với Thủ tướng tất cả các vấn đề tồn đọng để đưa ra giải pháp. Ông Trọng cũng được Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ mời sang thăm Ấn Độ trong thời gian tới nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước.

Thursday, May 5, 2011

Ấn Độ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quan đội


Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết, Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội đặc biệt là Không quân và Hải quân.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, Mukherjee cho hay: "Ấn Độ cũng đã chuẩn bị để tăng cường hợp tác tình báo với Việt Nam". Ông gặp Thủ tướng Việt Nam vào ngày 4 tháng Năm. Mukherjee cho biết việc thiết lập mối quan hệ chiến lược giữa 2 đất nước hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự hội tụ lợi ích chung bao gồm lĩnh vực an ninh quốc phòng và các tiếp cận tương đồng nhau về các vấn đề toàn cầu cũng như trong khu vực.

Là hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động của Châu Á, nỗ lực của chúng tôi là bổ sung nội dung lớn hơn, thông qua các chương trình và dự án cụ thể cho quan hệ chiến lược giữa 2 nước" Ông bổ sung.

Năm 1994, cả 2 quốc gia đã ký kết Nghị định thư về hợp tác Quốc phòng. Qua nhiều năm, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Ấn đã trưởng thành vững mạnh thông qua các cuộc gặp giữa các phái đoàn quân đội, những chuyến viếng thăm tàu của Ấn Độ và các khóa đào tạo cán bộ Quốc phòng Việt Nam tại Ấn Độ. Cả hai nước cũng đã tổ chức hàng loạt các cuộc Đối thoại An ninh Việt -Ấn.

Ngày 18 tháng Mười Hai năm 2007, Đại tướng Phùng Quang Thanh trong bài phát biểu (với Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony) đưa ra nhiều đề xuất khác nhau bao gồm việc đào tạo cán bộ Quốc phòng Việt Nam, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn, mở rộng hợp tác đào tạo và phối hợp giữa công nghiệp quốc phòng giữa 2 nước. Ông cũng đề nghị gia tăng tần suất các chuyến thăm thiện chí của các tàu hải quân, ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng cũng như công nghệ điện tử và hỗ trợ công nghệ cho hải quân Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm ơn tới Ấn Độ vì đã cung cấp các khóa đào tạo cho sỹ quan quân đội trong nhiều lĩnh vực, ông nói "chúng đang mang lại kiến thức có giá trị và các kỹ năng cho công việc của họ". Cho đến nay, có tổng cộng 49 sỹ quan tham dự các khóa học khác nhau của Quân đội và Hải quân và 64 sỹ quan tham dự các khóa học tiếng Anh

Ngân hàng Banco Intesa (Ý) ký kết thương vụ tại Việt Nam


Ngày 5 tháng Năm năm 2011 - Banca Intesa SanPaolo, Ngân hàng bán lẻ có tổng tài sản lớn nhất nước Ý ngày thứ Tư vừa qua đã ký thỏa thuận đầu tiên với một ngân hàng của Việt Nam, Vietcombank, nhằm hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp đầu tư ở cả hai nước.

Theo thỏa thuận, Intesa sẽ hợp tác với VCB thông qua bộ phận ngân hàng đầu tư và bán buôn cung cấp dịch vụ ngân hàng và tư vấn cho các khách hàng muốn khởi tạo kinh doanh hoặc mở rộng doanh nghiệp tại Việt Nam. Tương tự như vậy, thỏa thuận cũng sẽ hỗ trợ các công ty Việt Nam muốn đầu tư vào Ý.

"Tâm điểm nỗ lực của chúng tôi tại một quốc gia như Việt Nam chắc chắn là không bình thường, một quốc gia với sức mạnh và sự năng động của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong khu vực này. Các doanh nghiệp Ý phải nắm bắt lấy cơ hội này và chúng tôi đang ở đây để thực hiện điều đó", Marcello Sala, Phó chủ tịch điều hành Intesa cho biết, ông cũng là người ký văn bản thỏa thuận tại Hà Nội với Phạm Quang Dzũng, phó tổng giám đốc của Vietcombank.

Hiện đã có nhiều công ty của Ý đầu tư vào Việt Nam, bao gồm Piaggio, nhà sản xuất xe máy tay ga, Ariston, nhà sản xuất.... Nhiều công ty khác như Iveco, nhà sản xuất xe tải, UniCredit một ngân hàng cũng đã có văn phòng đại diện.

Cuối tháng Tư, Generali, công ty bảo hiểm lớn nhất Italia, đã nhận được giấy phép hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ, nới rộng sự có mặt của công ty tại 8 nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo thống kê từ ICE, Phòng thương mại Italia, kim ngạch xuất khẩu từ Italia sang Việt Nam đạt giá trị 585 triệu EUR trong năm 2010. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 885 triệu EUR, trong đó tập trung vào các sản phẩm da giày và nông sản.

Intesa đã thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 nhưng chưa có giấy phép hoạt động. Từ khi tới Việt Nam, Intesa đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ thương mại và cơ sở hạ tầng, trong năm vừa qua Intesa cũng đã tham gia vào các hoạt động thị trường vốn liên quan đến VNPT và Petro Việt Nam.

Vietcombank là ngân hàng quốc doanh, nhà nước nắm 90% vốn và là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 3 tại Việt Nam. Trong tháng Tư, VCB công bố lợi nhuận Quý I là 1,34 ngàn tỷ đồng tăng 20% chủ yếu do các hoạt động ngoại hối.

Wednesday, May 4, 2011

Osama bin Laden và thực thi công lý

Theo wiki, Oasama bin Laden sinh ngày 10 tháng Ba năm 1957, sáng lập ra tổ chức al-Qaeda, chịu trách nhiệm về vụ tấn công ngày 11 tháng Chín (năm 2001) "được cho là đã bị chết" vào ngày 30 tháng Tư năm 2011 bởi lực lượng SEAL - Hoa Kỳ.
Mất gần 10 năm truy tìm, giờ đây nước Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm vì 24 lính đặc nhiệm sau 40 phút đã giết thành công 1 ông già mà thực ra, cứ để ông này sống thì chắc giỏi lắm cũng chưa tới 10 năm nữa. Tuy nhiên, người Mỹ chỉ nói 1/2 sự thật, bin Laden đã chết chưa vẫn còn là ẩn số, cho tới nay, bằng chứng duy nhất người Mỹ đưa ra lại là 1 bức ảnh photoshop:
Dù sao, Tổng thống Mỹ vẫn sẽ tới Ground Zero, khu vực bị khủng bố ngày 11 tháng Chín để "giải oan" cho những người đã mất. Tổng cộng có tới 2,996 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố này.
Những oan hồn sẽ được nhắm mắt, thân nhân của 2,996 nạn nhân sẽ trút được nỗi uất hận, có người thì đã yên tâm cạo râu.

Công lý đã được thực thi!

Thế còn ai ngoài gần 3000 nạn nhân kia nữa?

Để đáp trả vụ khủng bố, ngày 7 tháng Mười năm 2001, Mỹ ra lệnh tấn công Afghanistan, nơi chính quyền Taliban được cho là đã dung túng cho tổ chức al-Qaeda, đồng thời truy nã bin Laden trên toàn cầu. Từ ngày đó đến hết năm 2008, người Mỹ thu được những gì?
Đây là số liệu nghiên cứu của giáo sư Marc W. Herold, đại học University Of New Hampshire:

Killed October 7 – December 10, 20012,256 - 2,949
2005408 - 478
2006653 - 769
20071,010 – 1,297
Jan. 1 – August 31, 2008573 - 674
Sept. 1 -19, 200855
Sub-total 2005 - 20082,699 - 3,273

Như vậy là từ năm 2001 đến 2008 có tới 6,222 dân thường thiệt mạng do bom đạn của Mỹ và Nato (dân thường chứ không phải binh lính Taliban hay al-Qaeda nhé)

Đổ đầu là 1 dân Mỹ ăn 2 dân Afghan!

Ai là người cúng giải oan cho các oan hồn này? Hình như chỉ có ông giáo sư lẩm cẩm kia là có tưởng nhớ các dân thường Afghan thiệt mạng trên 1 trang web gần như mất hút giữa vũ trụ WWW: http://pubpages.unh.edu/~mwherold/
Tiếp đó, cho rằng Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt và tài trợ cho các hoạt động của al-Qaeda, Mỹ tiếp tục "hủy diệt" Iraq. Rút kinh nghiệm, người ta lập hẳn 1 trang web đếm số người thiệt mạng và update hàng giờ tại Iraq.
Tính đến nay, có tới 109,908 dân thường thiệt mạng do các hoạt động quân sự, bán quân sự hoặc mất trật tự an ninh dân sự gây ra (bắt nguồn từ cuộc xâm lược của người Mỹ)

Ông Obama có thắp hương cho những cô hồn này?

Lùi lại 1 chút, ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật tung ra 353 máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và máy bay phóng ngư lôi chia làm 2 đợt tấn công căn cứ quân sự Trân Châu cảng của Mỹ tại Hawaii. Người Mỹ mất 188 máy bay, 2,402 người thiệt mạng và 1,828 người bị thương. Nên nhớ đây là căn cứ quân sự và các con số trên là các binh sỹ (tham chiến trong 1 cuộc chiến).

Để đáp trả hành động này, năm 1945, người Mỹ cũng tung ra 2 đợt tấn công vào 2 địa điểm khác nhau: Hiroshima và Nagasaki.
Đợt 1 là ngày 6 tháng Tám năm 1945, vào lúc 8 giờ 16 phút sáng, bằng 1 quả bom Uranium 235 mang tên Little Boy, đã san bằng thành phố Hiroshima, kết quả là có từ 80,000 đến 140,000 chết tại chỗ, hơn 100,000 bị thương nặng và hậu quả kéo dài cho đến tận ngày hôm nay.

Đợt 2 là ngày 9 tháng Tám năm 1945, 3 ngày sau đợt hủy diện Hiroshima, một quả bom khác loại plutonium được ném xuống Nagasaki vào lúc 11 giờ 02 phút sáng làm 74,000 người chết tại chỗ và 75,000 người bị thương.

Tất nhiên 2 thành phố trên đều không phải là căn cứ quân sự.

Oan hồn những binh lính Mỹ chết trận tại Trân Châu cảng đã được yên nghỉ!

Việt Nam mình chả thù oán gì với nước Mỹ cả, không chứa chấp khủng bố, cũng chẳng dội bom căn cứ quân sự, nên từ năm 1969 đến năm 1973 là do họ bị lỗi kỹ thuật khi bay ngang vùng trời Hà nội nên rớt xuống 1 lượng bom nhiều hơn lượng bom trong thế chiến II. Thật là lãng phí quá! Thôi, sơ suất nhỏ nên không nhắc đến thiệt hại.

Ngần đó thôi đủ để ông Obama tuyên bố Nước Mỹ có thể làm bất cứ những gì họ muốn, sau khi "tuyên bố" tiêu diệt 1 ông già sắp chết không có vũ khí. Xin trích dịch đoạn cuối trong phát biểu của ông:

"..Nhưng tối nay, chúng ta lại một lần nữa nhắc lại với nhau rằng, nước Mỹ có thể làm bất cứ điều gì mà chúng ta quyết tâm làm. Đó là câu chuyện về lịch sử chúng ta, cho dù đó là sự đeo đuổi thịnh vượng cho mọi người hay là sự đấu tranh cho bình đẳng của tất cả công dân chúng ta; cam kết của chúng ta là bảo vệ các giá trị của chúng ta từ bên ngoài, những hy sinh của chúng ta để làm cho thế giới trở nên an toàn hơn.
Chúng ta hãy cùng ghi nhớ, chúng ta có thể làm được những điều này không chỉ bởi vì sự giàu có hay quyền lực, mà còn bởi vì chúng ta là một quốc gia, dưới Thiên Chúa, không thể bị chia cắt, cùng với tự do và công bằng cho tất cả mọi người.
Cảm ơn tất cả, Chúa phù hộ các bạn và Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ."

Công lý thuộc về nước Mỹ!



Monday, May 2, 2011

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tự tin trong cuộc chiến chống lạm phát


Hà Nội ngày 2 tháng Năm (Reuters) - Hôm thứ Hai, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã bày tỏ tự tin trong các bước đi của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát đang gia tăng, vài ngày sau khi đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt lần thứ hai trong vòng 1 tháng nhằm đối mặt với nạn giá cả tăng tăng cao 1 cách chóng mặt.

Ông Giàu từ chối cho biết tỷ lệ lạm phát, đã đạt mức cao nhất trong vòng 28 tháng qua vào tháng Tư vừa qua, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP như thế nào. Chính phủ nhắm đến mức tăng trường từ 7.0% đến 7.5% nhưng rất nhiều các chuyên gia kinh tế nói rằng con số đó là không thể đạt được.

"Chúng tôi đã và đang bắt đầu tập trung vào việc triển khai (các chính sách kiềm chế lạm phát) và chúng chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng trong thời gian tới", ông Giàu nói với các phóng viên trước cuộc họp hàng năm của các thành viên Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Hà Nội.

Cơ quan chức năng đã tăng một số lãi suất vài lần kể từ giữa tháng Hai, thắt chặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm, siết chặt thị trường ngoại hối đen và cam kết cắt giảm chi tiêu công.

Ông Giàu cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng kể từ cuối năm ngoái cho đến hết tháng Tư là 5.6%. Mục tiêu mới là giữ cho mức tăng trưởng tín dụng là dưới 20% trong năm nay.

Những áp lực kiềm chế gia tăng lạm phát mà không làm chệch bánh xe tăng trưởng GDP dự kiến sẽ là chủ đề cốt lõi tại cuộc họp ADB sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng Năm.

Thực tế, tháng trước ADB đã cảnh báo nền kinh tế tăng trưởng nóng và lạm phát đã đe dọa sự phục hồi bền vững trong các khu vực của Châu Á phát triển, đồng thời cho rằng việc duy trì tăng giá thưc phẩm có thể kéo theo hàng triệu người lâm vào cảnh nghèo đói.

Ayumi Konishi, Trưởng văn phòng đại diện ADB tại Việt Nam cho rằng giải pháp của chính phủ về các chính sách tiền tệ và thắt chặt ngân sách tỉ mỉ trong giữa tháng Hai là các chính sách đúng đắn.

"Các chính sách kinh tế luôn cần 1 khoảng thời gian để thấy được mức độ ảnh hưởng thực tế. Nó không phải là một liều thuốc cực mạnh. Bạn không thể thấy được kết quả chỉ sau 1 đêm" Konishi cho biết.

"Chúng tôi thực sự tin rằng, từ tháng Năm trở đi, ít nhất là ở mức độ hàng tháng, tỷ lệ lạm phát hàng tháng sẽ giảm đi"

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 17.51% trong tháng Tư so với cùng kỳ năm trước sau khi tăng 13.89%/năm trong tháng Ba.

Tỷ lệ lạm phát tháng Tư là cao nhất kể từ tháng 12 năm 2008, các nhà kinh tế cho rằng đó là hệ quả của một quá trình quá chú trọng vào tăng trưởng và không có hành động gì khi đối mặt với các dấu hiệu cho thấy một áp lực lạm phát đang gia tăng của năm trước.

Vào thứ Sáu (ngày 29 tháng Tư - toandd), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng thời tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn lên 100 điểm cơ bản(1 điểm phần trăm, mỗi basis point là 0,01% - toandd).

Hầu hết các chuyên gia kinh tế tin rằng lạm phát sẽ không đạt đỉnh trong vài tháng tới và Konishi cho rằng bức tranh hàng năm sẽ bắt đầu giảm từ tháng Chín.

"Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ tiếp tục kiên quyết giữ vững chính sách này và chúng tôi cũng hy vọng nhân dân Việt Nam sẽ kiên nhẫn", ông cho hay.

Các chuyên gia kinh tế cho biết lạm phát cao vẫn sẽ còn dai dẳng phần nào đó vì mức độ gia tăng 2 con số (phần trăm - toandd) trong giá điện cũng như giá xăng dầu và các nhiên liệu khác.

(Báo cáo bởi John Ruwitch và Hồ Bình Minh; biên tập bởi John Mair), Từ khóa: VIETNAM, ECONOMY/INFLATION

(john.ruwitch@thomsonreuters.com)(+84 4 3825-9623)(Reuters Messaging: john.ruwitch.thomsonreuters.com@reuters.net)

COPYRIGHT

Copyright Thomson Reuters 2011. All rights reserved.

The copying, republication or redistribution of Reuters News Content, including by framing or similar means, is expressly prohibited without the prior written consent of Thomson Reuters.

Sunday, May 1, 2011

Kể chuyện đêm khuya: Sự tích Vinashin

Nguồn: http://www.facebook.com/notes/doan-trang/%C4%91%E1%BB%8Dc-truy%E1%BB%87n-%C4%91%C3%AAm-khuya-s%E1%BB%B1-t%C3%ADch-vinashin/10150163842188040


Đây là phần tiếp theo trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Tiêu đề của phần này do người dịch đặt. Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan điểm của tác giả. Người dịch không chịu trách nhiệm về việc kiểm chứng thông tin trong bài viết.
* * *
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một phần rất dễ nhìn thấy trong nền kinh tế. Huy động tới hàng triệu nhân công và đóng góp rất nhiều thuế, nhưng nó lại không chi phối nổi những đỉnh cao chỉ huy (*). Công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị nhà nước kiểm soát, ít nhất là trên lý thuyết. Năm 2005, 122 trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Số liệu đã thay đổi chút ít kể từ đó, mặc dù một số ngân hàng tư nhân giờ đây đang sánh kịp bạn bè. Đối với Đảng, khu vực nhà nước mạnh là cách để họ duy trì sự tự chủ của quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa. Nghĩa là Đảng có thể vẫn đặt ra những mục tiêu lớn – như là quyết định phát triển “kinh tế biển” vào tháng 12 năm 2006 - một khái niệm rộng mênh mông bao trùm tất cả mọi thứ từ dầu đến cá và tàu. Đảng cũng quyết tâm duy trì mức độ kiểm soát cao của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực quan trọng chiến lược như tài nguyên thiên nhiên, vận tải, tài chính, cơ sở hạ tầng, quốc phòng và truyền thông.
Đảng đã rút ra bài học từ những lỗi lầm trong quá khứ: cách ly doanh nghiệp quốc doanh khỏi thế giới bên ngoài chẳng mang lại lợi ích gì cho đất nước – để thịnh vượng, họ cần vốn đầu tư mới và những kỹ năng quản lý, kỹ thuật hiện đại. Họ đã sẵn sàng sử dụng tất cả các mẹo mực trong sách vở tư bản để kích thích phần xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế cất cánh. Doanh nghiệp được tự do lập các liên doanh với đối tác nước ngoài và bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại quốc, thậm chí là “cổ phần hóa” (từ “tư nhân hóa” vẫn bị nghi hoặc về mặt chính trị) – chỉ miễn là toàn bộ khâu quản lý phải tuân theo lệnh Đảng. Đổi lại, các DNNN nhận được sự hỗ trợ ưu đãi của chính phủ. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất, tuy không phải duy nhất, là tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam: VinaShin.
VinaShin có mục tiêu đầy tham vọng: đưa Việt Nam thành quốc gia đóng tàu đứng thứ tư thế giới vào năm 2018. Một trong những biện pháp để họ làm điều này là sử dụng hỗ trợ tài chính của nhà nước để đóng tàu rẻ hơn bất kỳ nơi nào khác. Một trong những kẻ hưởng lợi là công ty Anh, Graig. Nằm ở thủ phủ Cardiff của xứ Wales, Graig chuyên đặt mua những tàu vận tải cỡ lớn và sau đấy bán chúng đi, chẳng khác gì mua bán ngựa thồ trong mậu dịch biển quốc tế. Tàu “Diamond 53s” của họ, trọng tải toàn phần 53.000 tấn, đặc biệt thành công. Hầu hết tàu của Graig được đóng ở Trung Quốc, nhưng vào năm 2004, VinaShin trúng một hợp đồng đóng 15 chiếc tàu với tổng giá 322 triệu USD. Hợp đồng không bao giờ có thể được ký nếu không có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Cơ sở vật chất và kỹ năng ban đầu của VinaShin kém đến mức Graig cần một sự bảo đảm rằng họ sẽ được nhận lại tiền nếu tàu không nổi trên mặt nước. Nhưng các ngân hàng tư nhân không cung cấp khoản bảo lãnh và lúc đầu thì các ngân hàng quốc doanh cũng từ chối. Chỉ đến khi đích thân Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo khối ngân hàng quốc doanh tiến hành bảo lãnh, một ngày trước khi hợp đồng phải ký theo kế hoạch, thì mọi sự mới được xúc tiến.
Cho đến tháng 4 năm 2006, con tàu đầu tiên đã sẵn sàng hạ thủy ở bãi tàu Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cực đông bắc Việt Nam. Đó là một sự kiện trọng đại. Tàu Florence là con tàu lớn nhất từng được đóng ở Việt Nam. Vào ngày hạ thủy, thân tàu màu đỏ - đen, dài 190 mét, cao vượt hẳn lên trên đầu đám đông tới 30 mét. Công nhân đóng tàu im hơi lặng tiếng, còn những người ở cấp cao hơn họ được mời tới dự sự kiện trọng đại thì đều có mặt. Đấy là khoảnh khắc quyết định đối với nền công nghiệp hàng hải Việt Nam. Lệnh ban ra, tàu Florence bắt đầu xuống đường trượt. Mọi người đều vỗ tay kéo dài một lúc. Nhưng vài giờ sau đó, sự rầm rĩ bị thay bằng nỗi xấu hổ. Florence bị một vết nứt – hầm số 4 (trong số 5 hầm) ngập đầy nước. Đây không phải điều VinaShin muốn công bố trong ngày hôm ấy, ngày được coi là đánh dấu sự gia nhập của Việt Nam vào liên minh các nước đóng tàu lớn. Báo chí đưa ra vài lời giải thích: rằng thì là một khối dầm gỗ rơi vào tàu trong quá trình hạ thủy và xé một lỗ đường kính 1 mét trên thân tàu; đường trượt được xây quá ngắn và quá dốc nên thân tàu bị nứt khi tiếp nước. Mặc dù (đã tiếp nhận) những khóa đào tạo và lời tư vấn từ Graig, VinaShin rõ ràng cần học hỏi thêm về ngành đóng tàu.
Tuy nhiên, lỗ thủng được hàn và tàu Florence giờ đây đã an toàn lướt trên đại dương, cùng với vài con tàu Diamond 53s khác do Việt Nam đóng. Kể từ lần hạ thủy kém may mắn đó, Graig đã tăng cường ký kết hợp đồng với VinaShin, thuê đóng thêm 29 tàu Diamond 53s và 10 Diamond 34s nhỏ hơn – tổng trị giá 1 tỷ USD. Nhưng nhà kinh tế trường Harvard David Dapice đã thắc mắc: làm thế nào mà cả Việt Nam có thể hưởng lợi từ hợp đồng, nếu xét đến khoản ngân sách phình to dồn cho VinaShin. Ông ước tính, công ty có thể thua lỗ tới 10 triệu USD cho mỗi con tàu trong mẻ 15 tàu đầu tiên đóng cho Graig, và ông đặt vấn đề liệu đây có phải cách tiêu tiền tốt nhất của một nước nghèo? Nhưng lúc này, các mối quan tâm khác đã xác định chương trình nghị sự. VinaShin là phần thiết yếu trong chiến lược “kinh tế biển” và vì thế, ít nhất là vào thời điểm đó, nó có rất nhiều việc đã chậm trễ cần phải làm để đạt được điều mình muốn – như là chịu lỗ một khoản khổng lồ trong hợp đồng để rút ra kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai. Nhưng đây không phải việc duy nhất VinaShin làm với số tiền đi vay dễ dàng của họ. Giống như nhiều tập đoàn nhà nước lớn khác, VinaShin dịch chuyển sự chú ý từ nhiệm vụ chính yếu của họ sang những lĩnh vực tiềm ẩn các dấu hiệu rắc rối lớn cho Việt Nam.
Một phần khoản tiền đi vay kia dồn vào ngành đóng tàu, nhưng suốt cả năm 2007, VinaShin thành lập 154 công ty con – cứ một ngày rưỡi lại mở một công ty mới, kể cả cuối tuần. Trong số những cơ sở đầu tư mới này có một nhà máy bia và một tổ hợp khách sạn ở tỉnh Nam Định. Đương nhiên không chỉ có VinaShin như thế. PetroVietnam, nhà độc quyền sản xuất dầu mỏ của đất nước, cũng chuyển sang kinh doanh khách sạn, còn các DNNN khác thì xây bất động sản xa xỉ. Trong hai năm 2007, 2008, những khoản đầu tư như thế góp phần thổi lên một bong bóng bất động sản khổng lồ. Nhưng còn nguy hiểm hơn cho đất nước là việc các DNNN bước vào lĩnh vực tài chính. Việt Nam đang đi đúng vào con đường quen thuộc của Đông Á. Các tập đoàn nhà nước lớn nhất lập nên những kênh vốn không minh bạch để tài trợ cho những dự án mà tính khả thi về kinh tế là tối thiểu. Cho tới tháng 6 năm 2008, 28 tập đoàn nhà nước đã chi khoảng 1,5 tỷ USD để xây dựng hoặc mua lại cổ phần kiểm soát ở các công ty quản lý quỹ, công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và ngân hàng bảo hiểm. Ba phần tư số công ty tài chính Việt Nam hiện do những tập đoàn nhà nước lớn nhất (còn gọi là Tổng Công ty) sở hữu. Các tập đoàn xi măng, than, cao su, mỗi đơn vị đều nắm ít nhất một công ty tài chính. Theo luật Việt Nam, “công ty tài chính” gần như giống hệt ngân hàng, trừ việc nó không thể thanh toán nợ. Nhưng một số Tổng Công ty bây giờ cũng đã có cổ phần ở ngân hàng. VinaShin sở hữu một phần Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), và còn vài ví dụ khác nữa. Nhiều DNNN đã mua lại, dưới hình thức cổ phần, hợp đồng giao dịch của các công ty chứng khoán.
Tổng hợp tất cả những điều này lại, sẽ thấy một vài tập đoàn nhà nước lớn nhất của Việt Nam có tiềm năng trở thành những “chiếc hộp đen” tự đầu tư. Các thỏa thuận về quỹ này quỹ nọ đều không minh bạch. Cuối năm 2008 chẳng hạn, Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 40% công ty tài chính EVN (EVN Finance) và 28% ngân hàng ABB, đổi lại ngân hàng sở hữu 8% EVN Finance. Để hoàn tất cái vòng luẩn quẩn này, cả ABB lẫn EVN đều sở hữu những công ty chứng khoán có cổ phần ở EVN Finance. Nói theo ngôn ngữ của một báo cáo gần đây cho Chương trình Phát triển của LHQ ở Việt Nam, “Các Tổng Công ty có thể bảo lãnh, mua lại, bán đi, thao túng và hưởng lợi từ việc cổ phần hóa các công ty thành viên của họ”. Vô số cơ hội nảy sinh cho những hành vi vô đạo đức, vi phạm pháp luật và gây mất ổn định quốc gia. Giám đốc các Tổng Công ty tưởng rằng họ có thể kiếm nhiều hơn bằng việc kinh doanh một cách tài tử ở những lĩnh vực khác thay vì trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Như một quan chức cao cấp ở tập đoàn dầu khí độc quyền PetroVietnam đã nói với báo chí: “Điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Hơn 40% thu nhập của tập đoàn chúng tôi đến từ những ngành không phải dầu khí. Chúng tôi biết mình phải tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, song nếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là không hiệu quả, thì tại sao chúng tôi lại phải đầu tư?”. Mặc dù đã hưởng lợi từ sự hào phóng của nhà nước, nhưng các vị giám đốc công ty vẫn thường chăm lo tự tưởng thưởng cho mình hơn là lo đến tài sản chiến lược của quốc gia.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản thích DNNN, bởi vì DNNN có thể thực thi chính sách của họ. Đảng viên nào quản lý DNNN có thể được lệnh triển khai chính sách của Đảng. Nhưng nhiều vị giám đốc thích làm quản lý ở DNNN bởi vì chỗ ấy cung cấp cho họ vô vàn cơ hội làm giàu cá nhân. Lập một công ty con và tự chỉ định mình vào ban quản trị là cách kiếm tiền cực dễ. Một cách nữa là lập công ty tư nhân cho bạn bè hoặc họ hàng quản lý, rồi bán rẻ tài sản của công ty đó đi, hoặc là ban cho nó những hợp đồng béo bở. Kiếm tiền dễ như thế, không khó để hối lộ kiểm soát viên và quan chức để họ làm ngơ trước những hành vi vi phạm pháp luật. Các đảng viên chịu trách nhiệm quản lý “cái đuôi” DNNN rút cục thường là bỏ quên chính sách “chó” của Đảng. Nhưng đây chưa phải đã hết chuyện. Điều đáng lưu ý đối với trường hợp Việt Nam là cái cách Đảng Cộng sản kỷ luật những đảng viên có sai phạm, vào thời điểm khủng hoảng.
Chú thích:
(*) Những đỉnh cao chỉ huy (commanding heights) của nền kinh tế là khái niệm do Lenin sử dụng để chỉ những ngành sản xuất/ dịch vụ có thể kiểm soát được và hỗ trợ được cho các ngành khác. Có thể hiểu chúng như những ngành "mũi nhọn" của nền kinh tế, chẳng hạn dầu khí, thép, điện lực... Gần đây có quan điểm cho rằng giáo dục và y tế cũng được coi là các "đỉnh cao chỉ huy" mới. (chú thích của người dịch)
* * *
KỲ SAU: Ô dù và chủ nghĩa de Gaulle
Đoan Trang biên dịch