Đọc để thấy rằng, dù có muốn đi theo Trung Hoa, vẫn còn rất rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh với họ.
=======================================
Tác giả: Shelly Zhao, nguồn: China vs. Vietnam as the Future Workshop of the World
Ngày 20 tháng Năm - Là một "Sự thay thế của Trung Hoa" trong toàn bộ nền sản xuất có hiệu quả và chất lượng, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã và đang vươn lên, thế nhưng ngành công nghiệp và phát triển thị trường đóng vai trò quyết định trong việc chuyển tới Việt Nam. Với các ngành công nghiệp như may mặc và sản xuất đồ chơi, nơi mà giá thành sản xuất thấp là mối quan tâm hàng đầu, thị trường lao động sẽ phản ứng rất nhanh nhạy với việc gia tăng chi phí nhân công, do đó sẽ yêu cầu cắt giảm chi phí đầu vào như là mặt bằng và lao động. Đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn, điều này có thể dẫn đến việc xây dựng một cơ sở sản xuất ở Việt Nam nhằm bổ sung mở rộng vào thị trường Việt Nam.
Một số nhà phân tích cho rằng vấn đề chi phí nhân công ngày một cao của Trung Hoa như một ảnh hưởng rõ ràng nhất của thị trường lao động toàn cầu và tác động đến quyết định sản xuất của các công ty nước ngoài tại Trung Hoa. Một số khác thì dự đoán một tình huống yên tĩnh hơn, sẽ có một số ảnh hưởng nhưng Trung Hoa vẫn sẽ giữ được phần lớn các lợi thế cạnh tranh của mình.
Theo một báo cáo của Caixin, chi phí nhân công gia tăng thực tế của Trung Hoa không làm thay đổi cơ cấu chi phí của thị trường lao động. Trên thực tế, báo cáo chỉ rằng, "chi phí nhân công thực tế, sau khi trừ đi lạm phát và năng suất lao động tăng lên, chúng giờ đây còn thấp hơn năm 2001"
Trung Hoa vẫn sẽ là một đối thủ quốc tế mạnh và việc tăng chi phí nhân công là "không có khả năng làm thay đổi quyết định quan trọng đó", phóng viên Stephen S. Roach của China Daily viết. Điều này dường như phù hợp với các bằng chứng gần đây cho thấy để đáp lại các cuộc đình công ở Trung Hoa, các công ty dường như sẵn sàng thỏa hiệp để tăng chi phí nhân công hơn là chuyển sang quốc gia khác (Honda và Foxconn Technology là 2 ví dụ).
Dịch chuyển sản xuất từ Trung Hoa sang Việt Nam, dường như không phải là liều tiên dược cho các vấn đề về chi phí nhân công tăng cao hay các vấn đề lao động khác ở Trung Hoa. Đối với các công ty nước ngoài có mặt nhiều năm ở Trung Hoa, dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam cũng đồng nghĩa với các cơ hội xem xét về chi phí trong khu vực như là cơ sở hạ tầng và chất lượng đội ngũ lao động. Di chuyển sang Việt Nam phải được cân nhắc trong chiến lược dài hạn của các công ty đồng thời cũng sẽ đòi hỏi việc làm quen với hệ thống pháp luật và quy định của Việt Nam. Do đó, câu hỏi lớn đặt ra là liệu việc tiết kiệm chi phí sản xuất có đru bù đắp được các thách thức tiềm tàng sẽ gặp phải ở Việt Nam?
Đối với những công ty có phản ứng không linh hoạt với vấn đề chi phí nhân công hoặc yêu cầu lao động chất lượng cao, có lẽ họ sẽ gắn bó với cơ sở sản xuất mà họ đã quen thuộc. Chi phí nhân công tăng cao là một thành phần của sản xuất, và thế mạnh của Trung Hoa trong cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề có lẽ đủ để giữ các công ty nước ngoài trong trung và ngắn hạn. Với Trung Hoa, bên cạnh vấn đề chi phí nhân công, các nhân tố quan tâm khác bao gồm mạng lưới cung ứng trải rộng, hiệu suất cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo. Thực tế, một bài báo kinh tế năm 2010 khuyến nghị rằng "Trung Hoa tiếp theo" của sản xuất giá thành thấp có thể dịch chuyển rất tốt từ các tỉnh khu vực duyên hải vào các tỉnh phía sâu trong lục địa, hơn là dịch chuyển sang Việt Nam. Vì vậy, ở một vài khía cạnh, "Trung Hoa thay thế" tốt nhất vẫn là chính Trung Hoa, chỉ cần nhìn sâu vào trong lục địa. Điều này cũng đã được chúng tôi đề cập khá nhiều lần trong ấn bản tháng Ba của tạp chí China Briefing dưới tiêu đề: "Operation Costs of Business in China's Inland Cities" (tạm dịch là: Chi phí vận hành của doanh nghiệp ở các thành phố lục địa Trung Hoa)
Thách thức trong việc dịch chuyển đển Việt Nam
Một số nhân tố, cũng được áp dụng chung cho các nền kinh tế đang phát triển khác ở Đông Nam Á, đã đưa Việt Nam như là một "sự thay thế Trung Hoa" vào một câu hỏi. Những nhân tố lo lắng tiềm ẩn bao gồm nhân công tay nghề thấp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, hệ thống cung ứng phát triển, nền kinh tế không tin cậy. Những thành phần này tạo ra một môi trường đầu tư không chắc chắn có thể khiến cho việc vận hành của các công ty nước ngoài không thông suốt như họ hy vọng.
Lao động tay nghề thấp:
Việt Nam phải đối diện với thách thức trong vấn đề năng suất và chất lượng, nơi mà Trung Hoa vẫn đang có lợi thế cạnh tranh. Chất lượng lao động là vấn đề quan trọng đối với sản xuất của một công ty nước ngoài tại bất kỳ quốc gia nào, buông lỏng trong quản lý và khả năng tái đào tạo sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng sản xuất. Cho dù gia tăng chi phí nhân công khiến cho công nhân Trung Hoa trở nên kém cạnh tranh hơn, nhưng họ vẫn có mức tay nghề và năng suất cao dẫn đến họ vẫn giữ vững được nhu cầu lao động.
Bài báo Kinh tế nêu trên nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ thực sự trở thành "Trung Hoa tiếp theo" xoáy sâu vào sự thật rằng đất nước này hầu như miễn nhiễm với các thách thức về bất ổn lao động và chất lượng nhân công.
Cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam có thể là trở ngại cho việc đầu tư, ảnh hưởng tới vận chuyển và vận hành thông suốt. Năm trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhận thức được những thách thức về cơ sở hạ tầng: "Chính phủ Việt Nam nhận thức được rất rõ các khó khăn trong môi trường đầu tư, trước hết là cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng và năng lượng".
Cho dù Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh việc cải thiện cơ sở hạ tầng, theo phát biểu trên, Trung Hoa vẫn là một tay trên trong lĩnh vực này.
Gianfranco Lanci, Giám đốc điều hành công ty máy tính Acer, đã có nhận xét rằng, Việt Nam vẫn đứng sau Trung Hoa khi nói đến việc vận hành và trích dẫn này như một nhân tố quan trọng trong quyết định không dịch chuyển sản xuất tới Việt Nam.
"Không có sự thay thế cho chuỗi cung ứng của Trung Hoa. Các nước khác (như là Việt Nam) vẫn đứng khá xa phía sau", Lanci cho biết.
Bất ổn kinh tế:
Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để thích nghi với những áp lực thị trường hơn, có nhiều thách thức trong phát triển như là các thủ tục rườm rà, không minh bạch (về pháp lý và tài chính) cũng như vấn đề chậm cấp phép đầu tư. Một số các vấn đề kinh tế khác bao gồm lạm phát cao và ngân sách chi tiêu công cũng được liệt kê thêm vào các bẩt ổn kinh tế trong tương lai.
Do đó, trong khi xem xét việc gia tăng chi phí khắp Trung Hoa như là dấu hiệu rằng đất nước được coi là công xưởng của thế giới đã được quan tâm, sẽ là sai lầm nếu hoàn toàn bỏ qua các lợi thế khác đến từ một đất nước có thị trường sản xuất đầy kinh nghiệm. Đó sẽ không phải là một điểm đến sản xuất rẻ nhất châu Á, nhưng Trung Hoa vẫn cung cấp cơ sở hạ tầng tin cậy, mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và lao động có tay nghề cao, tất cả với một giá cả cạnh tranh.
Dưới đây là hình minh họa tuyệt vời từ báo The Wall Street Journal xem xét đến những ưu và khuyết điểm của Trung Hoa và Việt Nam như một điểm đến của sản xuất dệt may (cùng với Ấn Độ cũng là một giải pháp tốt).
No comments:
Post a Comment