Wednesday, July 13, 2011

Đông Nam Á: Ngọa hổ tàng long

Nguồn: http://carnegieendowment.org/2011/07/07/southeast-asia-crouching-tiger-or-hidden-dragon/2wcd

Nhắc đến châu Á, nhiều người nghĩ ngay đến Trung Hoa và Ấn Độ - những gã khổng lồ đang thống trị nền kinh tế thế giới. Nhưng Đông Nam Á, một tiểu vùng bao gồm 10 quốc gia, đang sống như một cái bóng của hai người hàng xóm khổng lồ, vẫn là một trung tâm kinh tế và thương mại lớn mạnh.
Đầu tiên, các quốc gia Đông Nam Á này - được bao bọc bởi nhiefu các thỏa thuận thương mại và chính trị - dường như vẫn không có ý nghĩa gì với nhau. Sau cùng, khu vực bao gồm một đất nước giàu có, vương quốc dầu mỏ (Brunei); một đất nước hậu xung đột xã hội (Campuchia); một nền kinh tế trung chuyển thịnh vượng (Singapore). Thêm vào đó, còn có một đất nước tự cung tự cấp dưới chế độ quân đội từ năm 1962 ( Miến Điện); một nước nghèo, bị khóa trong lục địa chỉ trông chờ vào thủy điện và khai khoáng (Lào); và một đất nước đông dân có tốc độ tăng trưởng kinh tế kình địch với Trung Hoa (Việt Nam), không nhắc đến 4 nền kinh tế đa dạng có mức thu nhập trung bình đang mong muốn vươn lên ngưỡng các nước phát triển (Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan). (1)
Tuy nhiên, các nước này chia sẻ vị trí chiến lược và khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn thế, sự đa dạng và hội nhập cao nằm ở trung tâm của khu vực có tốc độc tăng trưởng cũng như phục hồi nhanh. Về chính trị, khu vực này mang lại một phần ổn định cho thế giới và đang nhanh chóng định hình lại sự cân bằng quyền lực toàn cầu. Kết quả là, nó tiếp tục phát triển, dù phụ thuộc vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và giáo dục, cũng như cải thiện môi trường kinh doan, một việc rất quan trọng với phần còn lại của thế giới.

Triển vọng kinh tế

Mười quốc gia Đông Nam Á có tổng GDP vào khoảng 1,9 ngàn tỷ USD (lớn hơn Ấn Độ); với dân sổ khoảng 600 triệu người (gần gấp đôi Hoa Kỳ); và với mức thu nhập đầu người gần bằng Trung Hoa. Suốt một thập kỷ qua, các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 5% mỗi năm. Nếu Đông Nam Á là một quốc gia, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới. Nó cũng sẽ phụ thuộc lớn vào thương mại, với tỷ trọng thương mại với GDP là hơn 150% và là nhà sản xuất hàng hóa và là một trong những nền kinh tế có hiệu quả của thế giới.

Trong những năm 1970, một số nước trong khu vực đã chỉ ra được những triển vọng trong nền kinh tế của họ. Singapore đã cho thấy một "con hổ châu Á" (cùng với Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan), trong khi Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan là "những chú hổ con" đang ẩn mình. Cả năm quốc gia đã phát triển với tên gọi đó, cùng với Singapore giờ đây là một nền kinh tế có thu nhập cao cùng với 4 "chú hổ con" đều là những nền kinh tế có mức thu nhập trung bình. Thành viên cuối cùng của nhóm các nước có mức thu nhập trung bình của Đông Nam Á, Việt Nam, đã áp dụng mô hình kinh tế của Trung Hoa và gặt hái được sự bùng nổ tăng trưởng tương tự cũng như xóa đói giảm nghèo, cho dù đang ở giai đoạn tăng trưởng nóng.

Cho dù cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997-1998 làm chặn lại đà tăng trưởng nhan chóng của họ, những chú hổ con vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trung bình 7% từ năm 2000. Và, mawcj dù chịu ảnh hưởng của cuộc Đại Suy thoái, những quốc gia có mức thu nhập trung bình đã phục hồi 1 cách ngoạn mục trong năm 2010. Thực tế, toàn bộ tiểu vùng đã có màn trình diễn ấn tượng, tăng trưởng ở mức 8%, như sự điều chỉnh chính sách nhanh chóng đã giúp vượt qua khủng hoảng một các nhẹ nhàng đồng thời cho phép phục hồi nhanh chóng dẫn đến thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu lan rộng hơn.

Vị trí chiến lược, dư thừa tài nguyên

Một phần, sự thành công của Đông Nam Á mang nợ vị trí địa lý của mình. Các quốc gia này trấn giữ dọc eo biển Malacca, là kênh tàu biển bận rộn thứ 2 trên thế giới (sau Kênh đào Anh) và là tuyến đường có lưu lượng các tàu dầu đông thứ 2 (sau eo biển Homuz). Hơn một nửa tiềm lực các đội tàu thương mại của thế giới sử dụng kênh này mỗi năm, và việc đóng eo biển này có thể phá vỡ và thậm chí là thảm họa cho thương mại thế giới.

Các tuyến đường biển xung quanh eo biển.

Tiểu vùng này còn là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ dồi dào, nguồn thủy điện và địa nhiệt điện, khoáng sản đa dạng, gỗ, gạo, dầu cọ, coca và cà phê. Qua nhiều thế kỷ, các tài nguyên này đã thu hút nhiều thương nhân, thực dân và gần đây nhất là các nhà đầu tư. Tài nguyên này cũng thúc đẩy khu vực vào quá trình giao thương hàng hóa, đưa các quốc gia này thành một trong số những nước có tỷ trọng thương mại - GDP lớn nhất thế giới. (2)

Tài nguyên thiên nhiên dư thừa của Đông Nam Á cũng taoj bàn đạp cho việc công nghiệp hóa trong những năm 1970-1980, đặc biệt là với những "chú hổ con". Các quốc gia này áp dụng chính sách thiên về xuất khẩu của các quốc gia láng giềng đã thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, thúc đẩy thương mại, tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nền kinh tế tiên tiến. Thêm vào đó, việc quản lý kinh tế vĩ mô, liên quan đến các hệ thống thương mại mở, lãi suất tiết kiệm cao cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh, nguồn lực lao động trẻ cho phép các mực độ đầu tư cao và sự tăng trưởng ổn định trong suốt 3 thập kỷ. Quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam bắt đầu chậm hơn, trong những năm 1990. Ngày này, tất cả những nền kinh tế này là một phần của mạng lưới sản xuất cạnh tranh cao và danh tiếng của Đông Á, cùng với Trung Hoa.

Tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Á cũng thúc đẩy ngành dịch vụ. Singapore trở thành cảng trung chuyển lớn nhất thế giới, củng cố chặt chẽ ngành giao vận, tài chính và dịch vụ thương mại. Trong khi ấy, bốn "chú hổ con" đã gây dựng được một ngành công nghiệp du lịch lớn mạnh, chiếm phần lớn lượng du khách nước ngoài vào Đông Nam Á (67 triệu du khách vào năm 2010, v]ợt xa Trung Hoa với 56 triệu du khách).
Gần đây nữa, các xu hướng dịch vụ mới đầy hứng thú đang lớn lên ở đây, với Singapore đang áp lực trở thành trung tâm sinh-hóa toàn cầu và Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia, đang thiết lập nó trở thành trung tâm tài chính hồi giáo toàn cầu.
Vai trò của ASIAN

Ngoài ra, cả mười nước Đông Nam Á này thuộc về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) một tổ chức khu vực đươc thành lập 45 năm, đã xúc tiến sự hội nhập kinh tế và hướng tới tạo ra một cộng đồng kinh tế -một thị trường duy nhất cho thực phẩm, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề - vào năm 2015. Trong khi nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi về tính khả thi của mốc thời gian này, ASEAN đã đạt được các mức thuể quan thấm hơn và thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa các thành viên trong đó. Mỉa mai thay, thương mại trong ASEAN lại tăng trưởng thấp hơn ASEAN giao thương với Trung Hoa, một xu hướng thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Hoa và ASEAN, đã trở nên có hiệu lực từ đầu năm 2010, sẽ là trọng tâm.

Thậm chí còn có thể quan trọng hơn, ASEAN cũng đã đóng vai trò trụ cột ổn định trong cả khu vực và trên thế giới, xóa tan đi những chỉ trích của những dự đoán trước đó từ năm 1967 rằng khu vực này sẽ sớm tiêu vong. Kể từ đó, không có cuộc chiến tranh nào nổ ra giữa các thành viên, như là tổ chức có những xung đột trung gian. (3) Tổ chức này cũng đã làm việc để giải quyết tranh chấp trên quần đảo Trường Sa giàu tài nguyên, nơi có thể án ngữ đường vào Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ cũng là nơi mà Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philipines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền.

Sự hữu dụng của nền kinh tế, chính trị ASEAN đã hấp dẫn các quốc gia khác. Năm 199, Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng thiết lập quan hệ với ASEAN thành ASEAN+3. Sự thành công trong việc mở rộng nhóm bao gồm một cơ chế mới cho việc cung cấp tính thanh khoản trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính (một hành động đáp ứng lại nhận thức cứng nhắc của IMF trong quá trình khủng hoảng tài chính tại Châu Á) và một sự đảm bảo cho việc thiết lập cơ sở dự trữ 720,000 tấn gạo cho khu vực sau cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế năm 2011. Cả hai sự khởi đầu này là quan trọng trong việc xây dựng khối để nâng cao sự ổn định kinh tế trong khu vực. Và, với việc bao gồm Nhật Bản và Trung Hoa, ASEAN+3 đã giúp làm giảm bớt những căng thẳng giữa hai quốc gia này.

Khối ASEAN đang hứa hẹn có thêm các quốc gia thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS-East Asian Summit), lần đầu được tổ chức năm 2005 có sự tham gia của ASEAN+3 và các nước Úc, Ấn Độ, New Zealand. Nhóm này đã không thành công trong việc đưa ra các sáng kiến cụ thể, nhưng cả Hoa Kỳ và Nga đều đã vận động vất vả để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng Mười tới đây, đây là bằng chứng về tiền năng của Khối đã được nhận thấy. Cá biệt, Hoa Kỳ khá quan tâm đến Đông Nam Á, với tiềm năng của mình giúp Hoa Kỳ duy trì đường vào Ấn Độ Dương và phục vụ như là đối trọng với Trung Hoa. Các lý do khác bao gồm vai trò của Hoa Kỳ như là nhà đầu tư cũng là thị trường nước ngoài lớn nhất của tiểu vùng và vai trò quan trọng của Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.(4)

Những thách thức

Tất nhiên, không có khu vực nào mà không có thách thức và rủi ro. Đối với Đông Nam Á, sự nổi lên của Trung Hoa trong hai thập kỷ tới như là nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là đặt ra một thách thức lớn nhất. Trong khi điều này mang lại một lượng lớn cơ hội, nó đồng thời cũng mang lại số lượng rủi ro quan trọng tương đương. Đối mặt với nền kinh tế, xã hội môi trường Trung Hoa và các thách thức quốc tế, Đông Nam Á chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho bất kỳ một sự bất ổn có thể nảy sinh. Quan trọng không kém, các nhà tạo lập chính sách Đông Nam Á nhìn nhận sự xâm chiếm khu vực của Trung Hoa như là một rủi ro an ninh có thể có - một lo ngại đã được nhấn mạnh bởi các sự cố gần đây ở quần đảo Trường Sa.

Sự phát triển kinh tế của các "chủ hổ con" cũng bộ lộ nhiều quan ngại khác. Trong nửa cuối thế kỷ, một số quốc gia đã có sự chuyển đổi từ thu nhập trung bình lên mức thu nhập cao dựa trên thế mạnh sản xuất và dịch vụ của họ. Họ phải di chuyển lên phía trên của chuỗi giá trị nhưng phải cạnh tranh với rất nhiều các yêu cầu khắt khe của các nền kinh tế tiên tiến- trình độ giáo dục cao và lực lượng lao động sáng tạo, một nền văn hóa xuất sắc, kỹ năng sáng nghiệp, tiếp cận tài chính và hạ tầng (đặc biệt cần ở Indonesia và Philipines) cùng với môi trường kinh doanh cạnh tranh. Những nền kinh tế thu nhập thấp của Đông Nam Á đang dần quan tâm đến những vấn đề này, nhưng công sức của họ sẽ cần nhiều nỗ lực và phối hợp hơn nếu muốn đạt được những kết quả thực sự.

Hướng về phía trước

Trong một hoặc hai năm tới, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ đối mặt với con đường gồ ghề như là sự tăng trưởng chậm hơn ở mức ổn định 5% mỗi năm - không chỉ bởi vì môi trường kinh tế quốc tế đang trở nên chậm chạp hơn, mà còn do áp lực lạm phát trong tiểu vùng đang thúc đẩy các chính sách vĩ mô chặt chẽ hơn và giá cả hàng hóa đã trở nên đắt đỏ hơn.

Cũng khá quan trọng, Thái Lan và Malaysia đều được cho là sẽ có những căng thẳng về chính trị. Chiến thắng của đảng Pheu Thai ở Thái Lan trong cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua đã mở ra một giai đoạn không ổn định mới ở đây. Và cuộc bầu cử ở Malaysia, dự kiến trong năm nay, có thể mang lại những căng thẳng về chính trị và dân tộc trên bề mặt một lần nữa.

Tuy nhiên, viễn cảnh tổng thể nền kinh tế Đông Nam Á về lâu dài là vẫn tươi sáng. Vẫn áp lực tăng trưởng đạt được trong quá khứ - quản lý kinh tế vĩ mô, các hệ thống thương mại mở, xu thế nhân khẩu học thuận lợi và lãi suất tiết kiệm cao sẽ xuất hiện lại. Mức tăng trưởng nhanh của Trung Hoa và Ấn Độ cũng sẽ là động lực hỗ trợ. Hơn thế, tiểu vùng đang chứng minh là nguồn năng lượng, nguyên liệu, linh kiện và phụ kiện không thể thiếu cho ngành sản xuất đang tăng trưởng nhanh chóng của Trung Hoa, đồng thời sự kết nối sản xuất với Ấn Độ đang có bước tăng trưởng nhanh chóng.

Most importantly, however, the sub-region’s middle-income economies must move up the value chain to further their economic prosperity. If they accomplish this, Southeast Asia, now in the shadow of its two giant neighbors, could well become home to full-fledged tigers and dragons.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các nền kinh tế thu nhập trung bình phải dịch chuyển lên phía trên của chuỗi giá trị tới khu vực kinh tế thịnh vượng hơn. Nếu đạt được điều này, Đông Nam Á hiện giờ đang là cái bóng của 2 gã hàng xóm khổng lồ, có thể chính thức trở thành những con hổ con rồng đủ lông đủ cánh.
-------------------------------------

Vikram Nehru là một tư vấn cho khu vực Đông Á của Ngân hàng Thế giới và sẽ sớm gia nhập Carnegie như cộng tác viên cao cấp. Ông đã từng là Kinh tế trưởng, Giám đốc bộ phận Xóa đói giảm nghèo, quản lý kinh tế, phát triển khu vực tư nhân và tài chính cho Khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng thế giới.
(1) Đông Timor và Papua New Guinea không bao gồm trong định nghĩa của tác giả về Đông Nam Á.

(2) Thậm chí Miến Điện - với chính sách tự cung tự cấp và các biện pháp trừng phạt thương mại bởi các nước phương Tây - cũng đạt được tỷ trọng thương mại - GDP lên đến 40% nhờ vào đường biên giới với Trung Hoa, Thái Lan và Ấn Độ.

(3) Khi sự xảy ra đụng độ, như xung đột biên giới gần đây giữa Thái Lan và Camphuchia liên quan đến ngôi đền bị tranh chấp, ASEAN đứng ra trung gian hòa giải và tạo điền kiện thuận lợi cho trao đổi thông tin giữa hai bên. Hơn thế, gần đây ASEAN còn cung cấp cho chính quyền quân sự Miến Điện một khuôn khổ chấp nhận được trong việc gia nhập với cộng đồng quốc tế sau một trận lốc xoáy.

(4) Từ khi Obama nhận nhiệm sở, Hoa Kỳ đã chủ động quay lại với Đông Nam Á, một phần để đáp lại sự ảnh hưởng của Trung Hoa đang lớn lên trong khu vực và một phần do mối quan tâm đến quần đảo tranh chấp Trường Sa có thể chặn lối vào Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ. Các quốc gia Đông Nam Á đều chào đón sự quay lại vì một số lý do khác nhau: một số nhìn nhận đó như là sự cân bằng quyền lực đối chọi với Trung Hoa; số khác nhận ra lợi ích chính đáng của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo sự ổn định ở Đông Nam Á như là nhà đầu tư lớn nhất và thị trường lớn nhất của tiểu vùng này.

Hoa Kỳ cũng quan tâm đến Đông Nam Á vì Indonesia, quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới đang thiết lập các cuộc tấn công khủng bố, một vài trong số đó rõ ràng là nhắm vào lợi ích của Hoa Kỳ. Indonesia bắt đầu trở thành đồng minh của Hoa Kỳ và châu Âu trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, và những nỗ lực của đất nước này để thiết lập một nền dân chủ chính thống và chính phủ phân lập phải tiếp tục mang lại nền kinh tế thịnh vượng, công bằng, tự do và xóa bỏ các nhóm cực đoan cùng với bất công và tuyệt vọng. Những thành công gần đây của của Indonesia trong việc chống lại các nhóm Hồi giáo thánh chiến đã làm giảm quy mô nhưng chưa giảm được tần số các vụ khủng bố bạo lực và những vụ khủng bố này có thể được xuất khẩu đến các điểm nóng tiềm tàng ở Malaysia và nam Thái Lan.

No comments: