Wednesday, April 27, 2011

Quả bom EVN

Tin rất xấu mà mình lục lọi được nhưng vẫn phải đưa lên đây:

Nhu cầu vốn ngành điện VN từ 2005 - 2010 là 365,000 tỷ đồng, trong đó 250,000 tỷ là VND và 100,000 tỷ là ngoại tệ: Đây

Tháng 9/2006, Thủ tướng chỉ đạo NHNN cho phép EVN được vay vượt 15% vốn tự có: Đây

Tháng 10 năm 2006: phát hành thành công 500 tỷ trái phiếu, đây là lần phát hành thứ sáu đưa tổng số trái phiếu phát hành trong năm là 4000 tỷ: Đây

Năm 2007, EVN được bình chọn là trái phiếu tốt nhất châu á và lãnh đạo EVN tuyên bố năm 2006 huy động được 10,000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu: Đây

EVN tuyên bố năm 2008 sẽ phát hành khoảng 10,000 tỷ trái phiếu, trong đó Quý III là 4000 tỷ: Đây

Dường như năm 2008 khó khăn đã không giúp đc EVN bán nợ thành công. Nhưng năm 2009 thì khác:

Đợt 1/2009: Phát hành thành công 500 tỷ: Đây

Sau đó phát hành thành công 3,500 tỷ ngay trong tháng 4/2009: Đây

Năm 2010: Phát hành thành công 2000 tỷ đồng trái phiếu: Đây

Như vậy theo như các lượm lặt bên trên thì giá trị trái phiếu phát hành qua các năm là:

2006: 10,000,000,000,000 (Mười ngàn tỷ đồng như lời ông Đặng Phan Tường, Trưởng ban cổ phần hóa và chứng khoán Tổng công ty điện lực VN phát biểu)
2009: 4,000,000,000,000 (Bốn ngàn tỷ đồng
2010: 2,000,000,000,000 (Hai ngàn tỷ đồng)

Tính trung bình lãi suất 10%/năm thì đến khi đáo hạn EVN phải trả là:

2011: 10%*5*10,000,000,000,000 = 15,000,000,000,000 (Mười lăm ngàn tỷ đồng)
2014: 10%*5*4,000,000,000,000 = 6,000,000,000,000 (Sáu ngàn tỷ đồng)
2015: 10%*5*2,000,000,000,000 = 3,000,000,000,000 (Ba ngàn tỷ đồng)

Đấy là trái phiếu, sơ sơ trên web thế chứ chắc chắn là chưa đủ cùng với tình hình nợ tiền như thế này: Nợ đầm đìa, EVN vẫn được ưu ái thì đâu là giải pháp?

À đây rồi: Xin phát hành 1 tỷ usd trái phiếu quốc tế, 1 tỷ là khoảng 21 ngàn tỷ đồng cũng cầm cự được qua năm, rồi lại phát hành trái phiếu tiếp, hu hu

Ôi Việt Nam ta ơi????

Rảnh sẽ làm tiếp 1 quả PVN với BIDV, 2 ông này phát hành trái phiếu cũng dạng khiếp.




Tuesday, April 19, 2011

Nhà độc tài gây tranh cãi của Việt Nam

Bài viết của Ian Timberlake, Agence Fance-Presse, đăng ngày 17/04/2011. (Xem bài gốc tại đây )

Đà Nẵng, Việt Nam - Ông từng được gọi là nhà độc tại và ngoan cố bới các tin đồn về tham nhũng nhưng rất nhiều người đồng ý rằng Nguyễn Bá Thanh là thiên tài trong một đất nước nghẹn ngào bởi tệ quan liêu: Ông là người nói được làm được!

Khi Việt Nam dường như đang sốc lại nền kinh tế, một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thành phố Đà Nẵng, nơi ông Thanh đang là lãnh đạo Đảng Cộng sản tại địa phương, có thể trở thành một điển hình cho cả nước.

"Tôi cho rằng đây nên là mô hình" Peter Ryder cho biết. Ông là Giám đốc điều hành của Indochina Capital, quỹ đã đầu tư khoảng 300 triệu USD để xây dựng một dự án bên bờ biển và một khu cao tầng trong trung tâm thành phố.

Ryder cho hay, ông Thanh năm nay 58 tuổi, đã để lại một "dấu ấn vĩ đại" và chiếm được rất nhiều lòng tin từ các nhà đầu tư tại Đà Nẵng, một phần nhờ vào văn hóa chính trị năng động.

"Ông ấy là người tiên phong", Takafumi Matsumoto, tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà nẵng đồng ý.

Một chỉ số được hậu thuẫn bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (vẫn được biết dưới tên USAID-toando), dựa trên khảo sát khoảng 7,300 doanh nghiệp tư tại Việt Nam, đã xếp Đà Nẵng đứng đầu trong danh sách 63 tỉnh thành như là nơi mở kinh doanh trong năm 2010. (*)

Chỉ số dựa trên các yếu tố quan trọng như: mất bao lâu để mở một doanh nghiệp, các chi phí không chính thức, chi phí tham nhũng phải trả, thời gian doanh nghiệp lãng phí vì các quy trình quan liêu, mức độ chủ động của lãnh đạo địa phương.

Trái lại, Thành phố Hồ Chí Minh, được coi là trung tâm kinh doanh của Việt Nam chỉ xếp thứ 23 trong khi thủ đô Hà Nội đứng thứ 43.

Đã một phần tư thế kỷ kể từ khi nhà nước Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch sang thị trường tự do có quản lý, Việt Nam đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tỵ so với các quốc gia châu Á khác.

Thế nhưng tệ quan liêu quá đáng vẫn đang là sự chê trách hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với nạn tham nhũng, sự thiếu hụt công nhân lành nghề cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém bao gồm cả đường xá, điện năng, cầu cảng.

Những nhà Cộng sản cầm quyền cam kết sẽ thực hiện cải cách lâu dài những điều các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nhưng bánh xe của Chính phủ quay một cách chậm rãi và các nơi khác của Việt Nam dường như đã tụt lại phía sau cơ sở hạ tầng đáng giá của Đà Nẵng

Thành phố 900,000 dân đã chuyển mình từ năm 1997 khi tách ra từ tỉnh lân cận và ông Thanh, người bản xứ, đã lên nắm vai trò lãnh đạo cao nhất.

Trái ngược với hình ảnh nghiêm trang của một cán bộ Cộng sản, các doanh nhân nước ngoài mô tả ông Thanh như một "nhân vật" (trong tiểu thuyết-ND) và một "nhà độc tài nhân từ", trong khi người khác lại nhận xét: "ông ấy như bước ra từ bộ phim 'The Sopranos'" (Một sê ri phim truyền hình của Mỹ nói về những xung đột trong cuộc sống gia đình với những hoạt động băng nhóm tội phạm mà Sopranos là người đứng đầu- toando)

"Ông ấy được coi như Vua của Đà Nẵng", một nhà theo dõi Việt Nam lâu năm cho biết. "Ông ấy cũng hơi bị hoang tưởng khi nói sẽ biến Đà Nẵng trở thành một Singapore mới. Và khi chúng ta biết được 2 thành phố đó, sẽ phải mất một thời gian tương đối dài"

Những người ửng hộ ông Thanh mạnh mẽ bác bõ những cáo buộc ông độc tài và rằng không có bằng chứng cho các cáo buộc tham nhũng của ông.

Benoit de Treglode, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại tại Bangkok cho rằng ông Thanh được hưởng lợi từ mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như từ Quân đội, nơi mà đất đai được thu hồi phục vụ cho phát triển

Mặc dù miền Trung Việt Nam đã mất nhiều vị trí chính trị trong những năm gần đây, nhưng "dường như đây là sự bồi thường để Đà Nẵng trở thành một trong những mối ưu tiên hàng đầu của Thủ Tướng cho việc đầu tư", de Treglode cho biết.

Thành phố hướng tới việc củng cố nó như một vị trí là trung tâm của miền Trung Việt Nam, tập trung vào ngành công nghiệp cao trong khi tăng cường lợi thế của vẻ đẹp thiên nhiên để đẩy mạnh du lịch và dịch vụ

Việt Nam đã từng dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động không có chuyên môn để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngày nay các nhà lãnh đạo đất nước mong muốn có một hệ thống sản xuất tiên tiến dựa trên công nghệ và "nguồn nhân lực chất lượng cao".

Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn chính phủ cho rằng Đà Nẵng đã thành công trong việc trở thành điểm thứ 3 của tam giác kinh tế và "rất rất" cạnh tranh với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Nhưng thành phố vẫn cần thể hiện khả năng thu hút các nhà đầu tư đủ để lấp đầy khoảng trống trong các khu công nghiệp và hạ tầng, một nguồn tin đã từng phát triển công việc trong khu vực, đề nghị không nêu tên cho biết.

"Nếu Đà Nẵng đang trở thành một câu chuyện thành công mà mọi người hy vọng nó sẽ tiếp tục phát huy, thì đó là điều bắt đầu xảy ra", nguồn tin cho biết.

------
(*) Các bạn có thể xem danh sách này tại đây: Vietnam provincial competitiveness index 2010

Tiền tệ Việt Nam

HANOI, Ngày 18 tháng 04 năm 2011

(Reuters) - Việt Nam có thế sẽ phải tăng các lãi suất chính sách một lần nữa sau khi có số liệu lạm phát của tháng Tư, đồng thời tăng dự trữ bắt buộc, nhưng đây dường như là 1 sự giữ khoảng cách sau bước chân của Trung Quốc, các nhà kinh kế cho biết.

Một số nhà kinh tế dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng sẽ cao, khoảng từ 2 đến 3 phần trăm trong tháng Tư sau khi đã lên đến 2.17 phần trăm trong tháng Ba, dẫn đến tỷ lệ lạm phát đến cuối tháng là gần 14 phần trăm.

"Rất có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14-15 phần trăm", một doanh nhân làm việc trong 1 tổ chức tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

Đối mặt với tình trạng là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực, các cơ quan chức năng đã và đang thắt chặt các chính sách tiền tệ từ giữa tháng Hai. Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu, mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong thị trường mở, lên đến 13% vào ngày 1 tháng Tư.

Nhưng lạm phát vẫn chưa dịu bớt mà lại tiếp tục dấy lên một phần bởi việc tăng giá xăng và giá điện của Chính Phủ.

Các chuyên gia, bao gồm cả những cựu cố vấn của chính phủ, đã kêu gọi gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để dập tắt lạm phát, nhưng Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu nói rằng sẽ chỉ sử dụng biện pháp đó khi thật sự cần thiết.

"Chúng ta đang nói về nó, nhưng tôi nghĩ vấn đề là: Liệu các ngân hàng có dư thừa dự trữ? Sử dụng 1 công cụ không sắc bén có thể lại gây ra nhiều rắc rối hơn" Jonathan Pincus, Hiệu trưởng chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Các chuyên gia cũng cho rằng, lĩnh vực Ngân hàng của Việt Nam là khá đông đồng thời quy mô và sức khỏe của từng ngân hàng cũng khác nhau.

"Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là bước đi rất quyết liệt" Alan Pham, chuyên gia kinh tế tại VinaSecurities dự đoán tỷ lệ lạm phát tháng Tư sẽ là 1,8 phần trăm.

Further raising interest rates might not have much direct effect, given that lending rates are already much higher than policy rates, and at worst could create cost-push inflationary pressure, he added.

Việc gia tăng dự trữ bắt buộc có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp vì lãi suất cho vay đã cao hơn rất nhiều các lãi suất chính sách, và tình huống xấu nhất có thể tạo chi phí đẩy áp lực lên lạm phát, ông bổ sung.

"Tôi cho rằng họ nên đợi đến khi tất cả các bước đã thực hiện cho đến nay được ngấm vào nền kinh tế và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra cho tới hết Quý 2" ông nói.

Nguồn: http://www.reuters.com/article/2011/04/18/markets-vietnam-money-idUSL3E7FI09P20110418

Thursday, April 7, 2011

Nước Mỹ xuất khẩu lạm phát như thế nào?

Trong khi tìm hiểu các vấn đề về tài chính, mình gặp 1 khái niệm rất lạ: Xuất khẩu Lạm phát. Lục lọi trên internet thấy bài này dễ hiểu, dịch ra và lưu lại vào đây. Bài viết được thực hiện vào tháng 01-2009, lúc mà tình hình bất ổn kinh tế của thế giới vẫn đang tiếp diễn. Nguồn:http://www.onemint.com/2009/01/19/how-does-the-united-states-export-inflation/

Nước Mỹ xuất khẩu lạm phát như thế nào?

Xuất khẩu lạm phát là một khái niệm rất thú vị nhưng lại không nhận được sự quan tâm thích đáng. Đó là một khái niệm rất thực tế, xảy ra chủ yếu là do Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của gần như cả thế giới.

Hầu hết các quốc gia dự trữ bằng đồng Đô la, bởi vì nó an toàn và đó là lý do tại sao đồng Đô la được coi như đồng tiền dự trữ của thế giới.

Nước Mỹ và lạm phát nội địa

Để kiểm soát các ảnh hưởng xấu của lạm phát và kích thích kinh tế, ông Obama lên kế hoạch tiêu hàng tỷ Đô la trong vài năm tới.
Do Mỹ đang gặp tình trạng thâm hụt lớn, gói kích thích này chỉ được thực hiện theo 2 cách:

1. Phát hành nợ
2. In tiền

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang siết chặt các nước trên toàn thế giới, sự ham muốn các khoản nợ của nước Mỹ cũng bị giảm đi. Lợi tức từ các khoản nợ của nước Mỹ cũng đã giảm đến mức thấp trong thời gian qua kéo theo một vấn đề nhỏ: sự kích thích mà các nước khác mong đợi.

Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga,.. cũng cần phải kích thích nền kinh tế nội địa của họ. Các nước này lên kế hoạch kích thích bằng cách sử dụng đồng Đô la dự trữ nhưng mua thêm các khoản nợ lúc này lại khó khả thi.

Một lựa chọn khác cho nước Mỹ để đầu tư các khoản nợ này là in thêm tiền. Rất nhiều các nước trên thế giới từ Đức tới Argentina cho tới Zimbabwe đều đã thực hiện cách này trong cả quá trình lịch sử phát triển của thế giới.Trong khi bạn có thể không nhìn thấy tờ ngân phiếu 100 tỷ Đô la thì lạm phát lại như 1 hậu quả tự nhiên của việc in tiền (hoặc nới lỏng tiền tệ) và là không thể tránh khỏi trong tình hình hiện nay.

Lạm phát nội địa làm giảm đáng kể khả năng mua sắm hàng hóa Trung Quốc, dầu lửa Nga, phần mềm Ấn độ, cũng như các thứ khác của người tiêu dùng Mỹ. Do giá cả tăng cao, người dân tiêu thụ ít hàng hóa và dịch vụ hơn .

Quan trọng hơn, lạm phát nội địa làm giảm khả năng bán hàng tới Mỹ của các nước xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ và Nga dẫn đến khó có thể giữ cho nền kinh tế các nước này tiếp tục tăng trưởng.

Lạm phát hay là chết?

Đối mặt với việc lượng cung đồng Đô la tăng trên thị trường, các nước khác có 2 lựa chọn:

1. Để mặc đồng tiền của họ tăng so đồng Đô la.
2. In thêm tiền nội địa để thích ứng với sự mất giá của đồng Đô la.

Nếu ngân hàng Trung ương cho phép đồng tiền của họ tăng giá, các nhà xuất khẩu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh (giá cả hàng xuất khẩu tăng-toandd) và điều này dẫn đến phải đóng cửa sản xuất.

Khi đồng Đô la giảm xuống còn 39 Rupee (tiền Ấn độ) so với mức 45 Rupee trước đó, hàng loạt các công ty BPO của Ấn độ (Business Process Outsourcing - toandd) đã mất đi lợi thế cạnh tranh và bắt đầu sa thải nhân viên. Một trong số họ đã phải đóng cửa. Điều tương tự như vậy cũng xảy ra với các nước khác trên thế giới.

Đối mặt với thảm kịch này - chính phủ các nước trên thế giới sẽ cần phải in thêm tiền để điều chỉnh chính họ với việc mất giá của đồng Đô la.

Khi các nước trên thế giới in thêm đồng tiền nội địa, nó sẽ kéo theo lạm phát cho các nước đó, điều này rất hiệu quả cho các bước tiếp theo của nước Mỹ kể cả sự phụ thuộc vào nó.

Điều gì xảy ra nếu để mặc đồng Đô la rơi tự do?

Các nước phát triển như Canada cũng là những nước xuất khẩu lớn vào Mỹ, trên thực tế họ có thể để mặc đồng Đô la rớt giá và cho phép đồng nội tệ của họ tăng giá. Việc này sẽ bao gồm lạm phát cho dù nó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, Canada là nước đã phát triển và là nước giàu - họ có thể cho phép điều đó xảy ra.

Những nước đang phát triển trên thế giới không thể cho phép một cú sốc trên sự tăng trưởng của họ là vì điều này sẽ gây ra những hậu quả nặng về chính trị cũng như xã hội.
Do đó, việc này là có thật, "xuất khẩu lạm phát" - từ nước này qua nước khác - do có sự tương tác chặt chẽ giữa các thị trường tài chính và đồng tiền dự trữ của các thị trường này: Đô la Mỹ.

Toan Do, 07/04/2011.

Saturday, April 2, 2011

Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nông sản từ Nhật

Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nông sản từ Nhật

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 (Bernama)- Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhập khẩu nông sản từ Nhật Bản nhưng sẽ tăng cường kiểm tra an toàn phóng xạ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo.

Tại cuộc họp ngày 25 tháng 3 vừa qua (năm 2011- toandd), Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các cơ quan công bố quy định về mức độ phóng xạ cho phép trên mỗi loại thực phẩm, Thông tấn xã Việt nam cho biết.

Bộ cũng sẽ chịu trách nhiệm kiểm định các nguyên liệu sản phẩm từ Nhật Bản tại cửa khẩu trong khi Bộ Y tế sẽ kiểm định các sữa và sản phẩm đóng gói.

Ông Phùng Hữu Hảo, Cục quản lý chất lượng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Chế biến Thủy sản cho biết, để đảm bảo chất lượng nông sản qua cửa khẩu, các mẫu sản phẩm sẽ được kiểm tra tại một trong bốn phòng thí nghiệm để phân tích mức độ ô nhiễm phóng xạ. Yêu cầu an toàn áp dụng tại Việt Nam sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận, liên quan đến thực phẩm, sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm. "Nếu như có hai hoặc ba lô hàng hóa có mức độc phóng xạ vượt ngưỡng an toàn, 100 phần trăm sản phẩm đó sẽ bị kiểm tra", ông cho biết.

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng cục Quản lý thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, do chi phí kiểm định phóng xạ cao, Bộ đã đề xuất Bộ Tài chính cấp thêm kinh phí cho các hoạt động kiểm định phát sinh này. Việt Nam cũng đã yêu cầu Nhật cung cấp các chứng nhận an toàn phóng xạ cho mỗi lô nông sản nhập khẩu vào Việt Nam.

Các sản phẩm chính nhập khẩu từ Nhật là cá, tôm, mực,, sữa, táo và bí đỏ nhưng tổng giá trị nhập khẩu là rất đáng kể. Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo rằng chất thải phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy Fukushima 1, một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật, đã được tìm thấy là đã di chuyển đến khu vực Châu á Thái Bình Dương. Các đám may phóng xạ đang lan tới Indonesia và Malaysia nhưng Việt Nam vẫn chưa bị nhiễm.

Trạm quan sát của Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã phát hiện ra đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng với hàm lượng nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các nhà khoa học cho biết vào ngày 28 tháng Ba.

Nhà khoa học Satoru Toshimitsu, Trưởng văn phòng đại diện Diễn đàn Công nghiệp Nguyên tử Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, tình hình chỉ trở nên xấu nhất khi lại tiếp tục có động đất và sóng thần xuất hiện tại khu vực nhà máy. Nếu không, với sự trợ giúp của IAEA (Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - toandd) và các nước khác, Nhật Bản sẽ kiểm soát được và giảm thiểu những hậu quả gây ra của vụ nổ nhà máy điện nguyên tử, ông cho biết.

Nguồn: http://my.news.yahoo.com/vietnam-keeps-importing-japanese-farm-goods-20110329-030241-605.html

Nhật Bản tài trợ phát triển cảng biển Việt Nam


Nhật Bản tài trợ phát triển cảng biển Việt Nam
Ngày 01 tháng 04 năm 2011

Cơ quan viện trợ nước ngoài của Nhật Bản, JICA vừa phối hợp với các doanh nghiệm Nhật Bản để xây dựng 1 cảng biển ở phía Bắc Việt Nam trị giá 140 tỷ Yên Nhật (khoảng 1,7 tỷ USD), báo Financial Times cho biết.

Dự án cảng biển sẽ là dự án đầu tiên thực hiện theo mô hình hợp tác công tư (PPP: Public Private Partnership - toandd) trong nhà nước Cộng Sản Việt Nam và là dự án đầu tiên sử dụng số tiền đáng kể của Nhật.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản kỳ vọng thỏa thuận sẽ được ký kết trước cuối tháng Tư, trước đợt tài trợ vốn vay đầu tiên, trong đó khoảng 120 tỷ Yên đã được lên kế hoạch, cho việc phát triển cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), JICA cho biết.

Đây là cảng nước sâu, sẽ được xây dựng cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn 100km về phía đông, nhằm thay thế các cảng gần đó của thành phố Hải Phòng như một của ngõ vào phía bắc Việt Nam.

Một nhóm các công ty Nhật Bản bao gồm nhà thương mại Itochu, tập đoàn đóng tàu Nippon Yusen KK và Mol sẽ đầu tư khoảng 20 tỷ Yên vào dự án thông qua một liên doanh sẽ được thành lập với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), báo cáo chính thức của Finacial Times cũng cho biết.

Bài viết đăng tại: http://www.portstrategy.com/news101/asia/vietnam-jica