Bài viết của Ian Timberlake, Agence Fance-Presse, đăng ngày 17/04/2011. (Xem bài gốc tại đây )
Đà Nẵng, Việt Nam - Ông từng được gọi là nhà độc tại và ngoan cố bới các tin đồn về tham nhũng nhưng rất nhiều người đồng ý rằng Nguyễn Bá Thanh là thiên tài trong một đất nước nghẹn ngào bởi tệ quan liêu: Ông là người nói được làm được!
Khi Việt Nam dường như đang sốc lại nền kinh tế, một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thành phố Đà Nẵng, nơi ông Thanh đang là lãnh đạo Đảng Cộng sản tại địa phương, có thể trở thành một điển hình cho cả nước.
"Tôi cho rằng đây nên là mô hình" Peter Ryder cho biết. Ông là Giám đốc điều hành của Indochina Capital, quỹ đã đầu tư khoảng 300 triệu USD để xây dựng một dự án bên bờ biển và một khu cao tầng trong trung tâm thành phố.
Ryder cho hay, ông Thanh năm nay 58 tuổi, đã để lại một "dấu ấn vĩ đại" và chiếm được rất nhiều lòng tin từ các nhà đầu tư tại Đà Nẵng, một phần nhờ vào văn hóa chính trị năng động.
"Ông ấy là người tiên phong", Takafumi Matsumoto, tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà nẵng đồng ý.
Một chỉ số được hậu thuẫn bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (vẫn được biết dưới tên USAID-toando), dựa trên khảo sát khoảng 7,300 doanh nghiệp tư tại Việt Nam, đã xếp Đà Nẵng đứng đầu trong danh sách 63 tỉnh thành như là nơi mở kinh doanh trong năm 2010. (*)
Chỉ số dựa trên các yếu tố quan trọng như: mất bao lâu để mở một doanh nghiệp, các chi phí không chính thức, chi phí tham nhũng phải trả, thời gian doanh nghiệp lãng phí vì các quy trình quan liêu, mức độ chủ động của lãnh đạo địa phương.
Trái lại, Thành phố Hồ Chí Minh, được coi là trung tâm kinh doanh của Việt Nam chỉ xếp thứ 23 trong khi thủ đô Hà Nội đứng thứ 43.
Đã một phần tư thế kỷ kể từ khi nhà nước Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch sang thị trường tự do có quản lý, Việt Nam đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế đáng ghen tỵ so với các quốc gia châu Á khác.
Thế nhưng tệ quan liêu quá đáng vẫn đang là sự chê trách hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với nạn tham nhũng, sự thiếu hụt công nhân lành nghề cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém bao gồm cả đường xá, điện năng, cầu cảng.
Những nhà Cộng sản cầm quyền cam kết sẽ thực hiện cải cách lâu dài những điều các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nhưng bánh xe của Chính phủ quay một cách chậm rãi và các nơi khác của Việt Nam dường như đã tụt lại phía sau cơ sở hạ tầng đáng giá của Đà Nẵng
Thành phố 900,000 dân đã chuyển mình từ năm 1997 khi tách ra từ tỉnh lân cận và ông Thanh, người bản xứ, đã lên nắm vai trò lãnh đạo cao nhất.
Trái ngược với hình ảnh nghiêm trang của một cán bộ Cộng sản, các doanh nhân nước ngoài mô tả ông Thanh như một "nhân vật" (trong tiểu thuyết-ND) và một "nhà độc tài nhân từ", trong khi người khác lại nhận xét: "ông ấy như bước ra từ bộ phim 'The Sopranos'" (Một sê ri phim truyền hình của Mỹ nói về những xung đột trong cuộc sống gia đình với những hoạt động băng nhóm tội phạm mà Sopranos là người đứng đầu- toando)
"Ông ấy được coi như Vua của Đà Nẵng", một nhà theo dõi Việt Nam lâu năm cho biết. "Ông ấy cũng hơi bị hoang tưởng khi nói sẽ biến Đà Nẵng trở thành một Singapore mới. Và khi chúng ta biết được 2 thành phố đó, sẽ phải mất một thời gian tương đối dài"
Những người ửng hộ ông Thanh mạnh mẽ bác bõ những cáo buộc ông độc tài và rằng không có bằng chứng cho các cáo buộc tham nhũng của ông.
Benoit de Treglode, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại tại Bangkok cho rằng ông Thanh được hưởng lợi từ mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như từ Quân đội, nơi mà đất đai được thu hồi phục vụ cho phát triển
Mặc dù miền Trung Việt Nam đã mất nhiều vị trí chính trị trong những năm gần đây, nhưng "dường như đây là sự bồi thường để Đà Nẵng trở thành một trong những mối ưu tiên hàng đầu của Thủ Tướng cho việc đầu tư", de Treglode cho biết.
Thành phố hướng tới việc củng cố nó như một vị trí là trung tâm của miền Trung Việt Nam, tập trung vào ngành công nghiệp cao trong khi tăng cường lợi thế của vẻ đẹp thiên nhiên để đẩy mạnh du lịch và dịch vụ
Việt Nam đã từng dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động không có chuyên môn để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng ngày nay các nhà lãnh đạo đất nước mong muốn có một hệ thống sản xuất tiên tiến dựa trên công nghệ và "nguồn nhân lực chất lượng cao".
Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn chính phủ cho rằng Đà Nẵng đã thành công trong việc trở thành điểm thứ 3 của tam giác kinh tế và "rất rất" cạnh tranh với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Nhưng thành phố vẫn cần thể hiện khả năng thu hút các nhà đầu tư đủ để lấp đầy khoảng trống trong các khu công nghiệp và hạ tầng, một nguồn tin đã từng phát triển công việc trong khu vực, đề nghị không nêu tên cho biết.
"Nếu Đà Nẵng đang trở thành một câu chuyện thành công mà mọi người hy vọng nó sẽ tiếp tục phát huy, thì đó là điều bắt đầu xảy ra", nguồn tin cho biết.
------
(*) Các bạn có thể xem danh sách này tại đây: Vietnam provincial competitiveness index 2010
1 comment:
Cá nhân mình từ lâu rất khoái ông này, theo cách mà bài báo đề cập: Ông ấy là người làm được việc, trong khi toàn bộ bộ máy hoặc là không có năng lực hoặc là có năng lực nhưng không làm được gì. Hề hề, kỳ đại hội tới, nếu vẫn chưa bị đánh đổ, mình vote cho bác ý làm Thủ tướng (cho dù thông lệ, muốn đạt được việc ấy thì kỳ này bác ấy phải trúng vào BTC rồi)
Còn nói về tham nhũng á? Quên đi nhé, Sing kìa, Hàn kìa, Mỹ kìa, Đức kìa, Ý kìa,... Tất cả đều là vấn đề "chưa bị lộ" hết cả thôi ;-)
Post a Comment