Tuesday, April 19, 2011

Tiền tệ Việt Nam

HANOI, Ngày 18 tháng 04 năm 2011

(Reuters) - Việt Nam có thế sẽ phải tăng các lãi suất chính sách một lần nữa sau khi có số liệu lạm phát của tháng Tư, đồng thời tăng dự trữ bắt buộc, nhưng đây dường như là 1 sự giữ khoảng cách sau bước chân của Trung Quốc, các nhà kinh kế cho biết.

Một số nhà kinh tế dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng sẽ cao, khoảng từ 2 đến 3 phần trăm trong tháng Tư sau khi đã lên đến 2.17 phần trăm trong tháng Ba, dẫn đến tỷ lệ lạm phát đến cuối tháng là gần 14 phần trăm.

"Rất có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14-15 phần trăm", một doanh nhân làm việc trong 1 tổ chức tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

Đối mặt với tình trạng là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực, các cơ quan chức năng đã và đang thắt chặt các chính sách tiền tệ từ giữa tháng Hai. Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu, mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong thị trường mở, lên đến 13% vào ngày 1 tháng Tư.

Nhưng lạm phát vẫn chưa dịu bớt mà lại tiếp tục dấy lên một phần bởi việc tăng giá xăng và giá điện của Chính Phủ.

Các chuyên gia, bao gồm cả những cựu cố vấn của chính phủ, đã kêu gọi gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để dập tắt lạm phát, nhưng Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu nói rằng sẽ chỉ sử dụng biện pháp đó khi thật sự cần thiết.

"Chúng ta đang nói về nó, nhưng tôi nghĩ vấn đề là: Liệu các ngân hàng có dư thừa dự trữ? Sử dụng 1 công cụ không sắc bén có thể lại gây ra nhiều rắc rối hơn" Jonathan Pincus, Hiệu trưởng chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Các chuyên gia cũng cho rằng, lĩnh vực Ngân hàng của Việt Nam là khá đông đồng thời quy mô và sức khỏe của từng ngân hàng cũng khác nhau.

"Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là bước đi rất quyết liệt" Alan Pham, chuyên gia kinh tế tại VinaSecurities dự đoán tỷ lệ lạm phát tháng Tư sẽ là 1,8 phần trăm.

Further raising interest rates might not have much direct effect, given that lending rates are already much higher than policy rates, and at worst could create cost-push inflationary pressure, he added.

Việc gia tăng dự trữ bắt buộc có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp vì lãi suất cho vay đã cao hơn rất nhiều các lãi suất chính sách, và tình huống xấu nhất có thể tạo chi phí đẩy áp lực lên lạm phát, ông bổ sung.

"Tôi cho rằng họ nên đợi đến khi tất cả các bước đã thực hiện cho đến nay được ngấm vào nền kinh tế và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra cho tới hết Quý 2" ông nói.

Nguồn: http://www.reuters.com/article/2011/04/18/markets-vietnam-money-idUSL3E7FI09P20110418

No comments: